EU đang đặt cược vào khí thiên nhiên hóa lỏng

Hải Anh |

EU đang đặt cược lớn vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế hàng triệu tấn khí đốt mua từ nhà cung cấp chính: Nga.

EU đang phá kỷ lục hàng tháng về nhập khẩu LNG trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, Euro News đưa tin.

Một thỏa thuận gần đây của EU với Mỹ sẽ cung cấp thêm 15 tỉ mét khối (bcm) LNG trước cuối năm nay, với mục tiêu tăng nguồn cung hàng năm lên 50 bcm trước năm 2030.

LNG là khí đốt đã được làm lạnh xuống -162ºC để đạt đến trạng thái lỏng. Do đó, LNG dễ dàng vận chuyển hơn đến các khu vực phụ thuộc vào nhập khẩu, như EU. Hiện EU nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu khí đốt của khối.

LNG được vận chuyển sau đó dỡ tại các cảng có kho chuyên dụng để đưa chất lỏng trở lại trạng thái khí ban đầu sau đó vận chuyển qua các đường ống đến các nhà máy điện, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Điều quan trọng là LNG được nhà cung cấp trên khắp thế giới sản xuất, trong đó có Mỹ, Qatar, Ai Cập, Israel, Nigeria và Australia. Do vậy, EU có nhiều lựa chọn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc vào nguồn duy nhất.

Tuy nhiên, nhu cầu về LNG rất cao, với các nhà khai thác đều ở công suất tối đa và các quốc gia giàu có đang cạnh tranh mặt hàng này. Giá LNG đã tăng đều đặn trong những tháng gần đây và dự kiến tiếp tục ở mức cao chừng nào chiến sự vẫn tiếp diễn.

Trong nỗ lực ngăn chặn cạnh tranh, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất mua chung khí đốt, dựa trên bài học kinh nghiệm từ việc mua vaccine COVID-19.

Một bất lợi lớn khác là cơ sở hạ tầng LNG hiện có tập trung nhiều ở các quốc gia ven biển ở Tây Âu. Điều này khiến các quốc gia không giáp biển ở Trung và Đông Âu hầu như bị ngắt kết nối mạng lưới dẫn tới xu hướng tiếp tục phụ thuộc vào các đường ống Nga.

Đáng lo ngại hơn nữa, LNG là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm góp phần gây biến đổi khí hậu. Việc EU thúc đẩy tăng cường nhập khẩu LNG dẫn tới phản ứng từ các tổ chức môi trường.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Từ bỏ năng lượng Nga, EU có nguy cơ trả giá đắt "vĩnh viễn"

Thanh Hà |

EU cảnh báo, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc từ bỏ nguồn cung năng lượng giá rẻ Nga.

Nước EU bị Nga cắt khí đốt xem xét mua bằng đồng rúp

Thanh Hà |

Bulgaria, 1 trong số các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) bị Nga cắt khí đốt, đang xem xét thanh toán bằng đồng rúp.

EU hiệp đồng để thoát khí đốt Nga

Hải Anh |

Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu mua chung khí đốt trước mùa đông năm nay. Trong khi đó, việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở các quốc gia EU phụ thuộc năng lượng Nga dẫn tới khả năng khối đạt được gói trừng phạt dầu mỏ Nga.

Hezbollah lần đầu tấn công thẳng vào trung tâm Israel

Bùi Đức |

Lần đầu tiên Hezbollah phóng tên lửa vào khu vực trung tâm của Israel, khiến xung đột biên giới giữa hai bên ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 0-0 U20 Guam: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Đường sắt tốc độ cao 350 km/h phải thẳng nhất có thể

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 25.9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì làm việc về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Từ bỏ năng lượng Nga, EU có nguy cơ trả giá đắt "vĩnh viễn"

Thanh Hà |

EU cảnh báo, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho việc từ bỏ nguồn cung năng lượng giá rẻ Nga.

Nước EU bị Nga cắt khí đốt xem xét mua bằng đồng rúp

Thanh Hà |

Bulgaria, 1 trong số các quốc gia Liên minh Châu Âu (EU) bị Nga cắt khí đốt, đang xem xét thanh toán bằng đồng rúp.

EU hiệp đồng để thoát khí đốt Nga

Hải Anh |

Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu mua chung khí đốt trước mùa đông năm nay. Trong khi đó, việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng dầu mỏ ở các quốc gia EU phụ thuộc năng lượng Nga dẫn tới khả năng khối đạt được gói trừng phạt dầu mỏ Nga.