Kazakhstan cầu viện Nga giúp dẹp bạo loạn

Song Minh |

Liên minh do Nga đứng đầu đồng ý triển khai lực lượng tới giúp Kazakhstan dẹp bạo loạn theo đề nghị của nước này.

Mối đe dọa khủng bố ở Kazakhstan

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev kêu gọi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) giúp chống lại "các băng nhóm khủng bố do nước ngoài đào tạo", những kẻ mà ông nói đang chiếm giữ các tòa nhà, cơ sở hạ tầng và vũ khí trong bối cảnh bất ổn lan rộng.

Liên minh quân sự CSTO do Nga đứng đầu bao gồm cả Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan.

"Hôm nay, tôi đã kêu gọi người đứng đầu các quốc gia CSTO hỗ trợ Kazakhstan để vượt qua mối đe dọa khủng bố này" - Tổng thống Tokayev cho biết hôm 6.1.

Người biểu tình đốt xe cộ ở Almaty, Kazakhstan, ngày 5.1.2022. Ảnh: AFP/Getty
Người biểu tình đốt xe cộ ở Almaty, Kazakhstan, ngày 5.1.2022. Ảnh: AFP/Getty

Ông Tokayev mô tả các băng nhóm khủng bố do nước ngoài huấn luyện đang chiếm giữ các tòa nhà, cơ sở hạ tầng và vũ khí. Ông nói chúng đã nắm quyền kiểm soát sân bay ở thành phố lớn nhất Almaty và 5 máy bay ở đó, bao gồm cả máy bay nước ngoài.

“Đây thực sự không còn là một mối đe dọa nữa, đó là hành động phá hoại sự toàn vẹn của nhà nước và quan trọng nhất là một cuộc tấn công vào các công dân của chúng tôi, những người đang yêu cầu tôi... giúp họ khẩn cấp” - ông Tokayev nói.

"Almaty bị tấn công, bị phá hủy, bị phá hoại, cư dân của Almaty trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công của bọn khủng bố, bọn cướp, vì vậy nhiệm vụ của chúng tôi là... thực hiện mọi hành động có thể để bảo vệ nhà nước của chúng tôi" - Tổng thống nói thêm.

Tổng thống Kazakhstan đã có bài phát biểu thứ hai trên truyền hình trong bối cảnh nước cộng hòa Trung Á này phải đối mặt với tình trạng bất ổn tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ, ban đầu được kích hoạt bởi giá nhiên liệu tăng.

Kazakhstan, quốc gia lớn thứ chín trên thế giới, giáp với Nga ở phía bắc và Trung Quốc ở phía đông và có trữ lượng dầu lớn nên có tầm quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế.

Các cuộc biểu tình lan rộng khắp 19 triệu dân trong tuần này vì phẫn nộ trước việc tăng giá khí hoá lỏng vào ngày đầu tiên của năm mới. Hàng nghìn người đã xuống đường ở Almaty và ở tỉnh Mangystau, miền Tây nước này, cho rằng việc tăng giá là không công bằng do nguồn dự trữ năng lượng khổng lồ của Kazakhstan.

Xe cộ bị đốt cháy trong các vụ bạo loạn ở Kazakhstan. Ảnh: Twitter
Xe cộ bị đốt cháy trong các vụ bạo loạn ở Kazakhstan. Ảnh: Twitter

Theo AFP, vài nghìn người biểu tình đã xông vào văn phòng thị trưởng ở Almaty vào chiều 5.1 và dường như đã giành quyền kiểm soát tòa nhà.

Cảnh sát đã bắn lựu đạn gây choáng và hơi cay vào đám đông, một số người được trang bị dùi cui và khiên bị cảnh sát thu giữ, nhưng không thể ngăn họ vào tòa nhà. Truyền thông địa phương cho biết những người biểu tình sau đó đã tấn công dinh thự của tổng thống ở Almaty. Cả dinh thự tổng thống và văn phòng thị trưởng được báo cáo là chìm trong biển lửa.

Truyền thông Kazakhstan đưa tin, ít nhất 8 sĩ quan cảnh sát và quân nhân đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, trong đó có 2 người khi đang dọn dẹp sân bay.

CSTO đồng ý cử lực lượng gìn giữ hòa bình chung đến Kazakhstan

RT đưa tin, Chủ tịch Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO Nikol Pashinyan tuyên bố triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình trong một khoảng thời gian "giới hạn" để ổn định tình hình ở Kazakhstan.

CSTO đồng ý triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình tới Kazakhstan để vãn hồi trật tự. Ảnh: Sputnik
CSTO đồng ý triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình tới Kazakhstan để vãn hồi trật tự. Ảnh: Sputnik

“Để đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev và sau khi xem xét mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và chủ quyền của Kazakhstan, cùng các yếu tố khác do sự can thiệp từ bên ngoài, Hội đồng CSTO đã quyết định cử Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Tập thể đến Cộng hòa Kazakhstan theo Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể” - Thủ tướng Armenia Pashinyan cho biết trong một tuyên bố trên Facebook.

Liên minh vẫn chưa công bố phạm vi và chi tiết của việc triển khai, nhưng ông Pashinyan nói rằng binh lính sẽ ở lại Kazakhstan "trong một khoảng thời gian có hạn để ổn định và bình thường hóa tình hình".

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Giải tán chính phủ Kazakhstan giữa bạo loạn vì giá khí đốt

Song Minh |

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã giải tán chính phủ sau khi làn sóng biểu tình rúng động đất nước do giá khí đốt tăng đột biến.

Giá khí đốt đột biến gây bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu hàng đầu

Khánh Minh |

Giá khí đốt tăng đột biến ở Kazakhstan dẫn đến bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu khí hàng đầu thế giới.

Nga "ngửa bài" với EU để tăng nguồn cung, giảm giá khí đốt

Ngọc Vân |

Nga giải thích những gì nước này muốn từ EU để tăng nguồn cung, giúp giảm giá khí đốt.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Giải tán chính phủ Kazakhstan giữa bạo loạn vì giá khí đốt

Song Minh |

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã giải tán chính phủ sau khi làn sóng biểu tình rúng động đất nước do giá khí đốt tăng đột biến.

Giá khí đốt đột biến gây bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu hàng đầu

Khánh Minh |

Giá khí đốt tăng đột biến ở Kazakhstan dẫn đến bạo loạn ở nước xuất khẩu dầu khí hàng đầu thế giới.

Nga "ngửa bài" với EU để tăng nguồn cung, giảm giá khí đốt

Ngọc Vân |

Nga giải thích những gì nước này muốn từ EU để tăng nguồn cung, giúp giảm giá khí đốt.