Mặt trái của đồng rúp Nga mạnh

Thanh Hà |

Đồng rúp Nga mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Sự kết hợp giữa đồng rúp mạnh và giá dầu cao sẽ tạm thời kiềm chế lạm phát nhưng cũng có thể đẩy nhanh giá tiêu dùng trong tương lai, nhật báo kinh doanh Nga RBC dẫn lời Tiến sĩ Kinh tế Denis Domashchenko.

Chuyên gia kinh tế Nga cảnh báo, sự áp đảo của doanh thu ngành năng lượng cùng với đồng rúp Nga mạnh có thể dẫn tới cái gọi là "căn bệnh Hà Lan" (Dutch disease).

Trong kinh tế học, "căn bệnh Hà Lan" là mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế của một lĩnh vực cụ thể và sự suy giảm trong các lĩnh vực khác.

Tiền giấy 1000 rúp tại một nhà máy Goznak ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: AFP
Tiền giấy 1.000 rúp tại một nhà máy Goznak ở Mátxcơva, Nga. Ảnh: AFP

Trạng thái này có thể hình thành như những hậu quả tiêu cực phát sinh từ việc giá trị tiền tệ của một đất nước tăng đột biến do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của một ngành chiếm ưu thế, thường là nhiên liệu hóa thạch.

Lúc đầu, dòng ngoại tệ đổ vào làm giảm lạm phát trong nước, nhưng đồng thời nó cũng làm chậm lại sự phát triển của các ngành khác, cản trở tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tăng giá.

Thuật ngữ "căn bệnh Hà Lan" được The Economist sử dụng lần đầu năm 1977 để mô tả sự suy giảm của lĩnh vực sản xuất ở Hà Lan sau khi phát hiện ra mỏ khí đốt lớn Groningen năm 1959.

Theo Tiến sĩ Domashchenko, việc đồng tiền của Nga mạnh lên gần đây và doanh thu từ các sản phẩm năng lượng Nga tăng cao là rủi ro cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong dài hạn.

Nhà kinh tế học Nga cảnh báo, "căn bệnh Hà Lan" hoặc hiệu ứng Groningen có thể tự biểu hiện rõ ràng trong nền kinh tế Nga, tỉ giá hối đoái cao có thể gây ra tình trạng tồn đọng trong lĩnh vực công nghệ cao và dẫn đến tăng giá chậm.

Việc thiết lập tỉ giá hối đoái đồng rúp cố định thay vì tỷ giá hối đoái thả nổi đã hoạt động ở Nga từ năm 2014 sẽ giúp tạo ra sự cân bằng giữa điều tiết lạm phát và tăng trưởng kinh tế, theo nhà kinh tế học Domaschenko. Ông cũng cho rằng, một cơ chế tương tự trước đây đã giúp ổn định tình hình kinh tế ở Trung Quốc.

Ngày 23.5, đồng rúp Nga đã tăng hơn 6% so với đồng euro lên 58,75, đạt mức mạnh nhất kể từ tháng 6.2015. So với đồng USD, đồng tiền của Nga tăng 4,6% lên giao dịch ở mức 57,47, gần với mức cao kỷ lục trong 4 năm ghi nhận ngày 20.5.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đồng rúp Nga tăng lên mức cao nhất so với euro trong gần 7 năm

Thanh Hà |

Đồng rúp Nga đã tăng hơn 6% so với đồng euro trong ngày 23.5, mức cao nhất trong vòng gần 7 năm. Diễn biến này của tiền tệ Nga được thúc đẩy nhờ các biện pháp kiểm soát vốn, giá dầu cao và kỳ thuế cuối tháng sắp tới.

Đồng rúp Nga tăng giá cao kỷ lục so với USD, euro

Hải Anh |

Đồng rúp Nga lên mức cao nhất so với USD trong hơn 4 năm và đạt mức cao nhất trong 7 năm so với đồng euro trong ngày 20.5.

Đồng rúp Nga vươn lên thành tiền tệ hoạt động tốt nhất năm nay

Hải Anh |

Đồng rúp Nga đã vượt đồng real Brazil trở thành tiền tệ hoạt động tốt nhất của năm.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.