Thủ đô mới của Nga sẽ chuyển đến Siberia?

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Tổng thống Vladimir Putin có thể dung hòa ý tưởng của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Phó Thủ tướng Marat Khusnullin về việc chuyển thủ đô Nga đến Siberia.

Hai ý tưởng phát triển đột phá

Phó Thủ tướng Liên bang Nga Marat Khusnullin nêu quan điểm: Nga không cần xây dựng các thành phố mới ở Siberia mà chỉ cần cải thiện các thành phố hiện có. Ông nói: "Bất kỳ dự án quy mô lớn nào mới đều là một gánh nặng lớn đối với cơ sở hạ tầng".

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lại có quan điểm khác. Trước đó, ông đã phát biểu ủng hộ việc xây dựng 3-5 thành phố ở Siberia với dân số từ 300.000 đến 1 triệu người mỗi thành phố. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, đây không chỉ là việc xây dựng các khu định cư mới ở taiga, mà là sự phát triển của các vùng vĩ mô Siberia dựa vào khoa học và công nghiệp.

Ông Shoigu nhấn mạnh: Nếu như trước đây người ta không ngại với cách tiếp cận như vậy, thì đã không có các nhà máy sản xuất ôtô nằm rải rác ở khắp nơi trong nước Nga. Bộ trưởng coi chi phí để xây dựng các thành phố là sự khởi động cho một chương trình phát triển và tăng trưởng, và đây là sự chi tiêu ngân quỹ cho mục đích lâu dài.

Nga đang chứng kiến ​​một cuộc đấu tranh giữa hai ý tưởng phát triển đột phá. Và trong cả hai trường hợp, Siberia đều là đầu tàu. Câu hỏi duy nhất là sự đột phá này sẽ được thực hiện dưới hình thức nào. Và ở đây cần phải đánh giá cả hiệu quả kinh tế và xã hội, thậm chí cả mặt chính trị của các dự án. Và chọn ra phương án tốt nhất.

Không loại trừ rằng một phương án như vậy có thể là việc xây dựng một thủ đô mới của Nga ở Siberia. Nó kết hợp sự sáng tạo và táo bạo trong cách tiếp cận của ông Shoigu với sự thận trọng hợp lý của ông Khusnullin. Tổng thống Putin buộc phải có một sự thỏa hiệp nhằm dung hòa các lập trường cực đoan và thông qua đó sẽ có được một dự án cân bằng ở quy mô liên bang và được cân nhắc kỹ lưỡng.

Thủ đô mới nằm ở Siberia sẽ tạo ra sự cân bằng về địa lý, cơ sở hạ tầng, kinh tế và nhân khẩu học vốn đang bị mất cân bằng của Nga. Bây giờ, vào thời điểm trỗi dậy của phương Đông chính là lúc dời đô về trung tâm địa lý của đất nước. Thủ đô mới nằm ở Nam Siberia sẽ gắn kết phần Châu Âu của Nga với Viễn Đông, đưa Nga đến gần hơn với đồng minh Trung Quốc.

Việc xây dựng thủ đô mới của Nga chắc chắn sẽ trở thành một siêu dự án. Cả nước sẽ có thể tham gia vào nó, vì họ đã từng xây dựng BAM, Magnitka hoặc Nhà máy thủy điện Dnepr. Các sân bay sẽ được xây dựng, bao gồm cả những sân bay dành cho máy bay nhỏ, đường sắt cao tốc, đường cao tốc, kênh đào. Việc xây dựng sẽ tạo ra nhiều việc làm và giải quyết tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Một thành phố hoàn toàn mới ở Siberia sẽ trở thành một điểm thu hút đối với cả bộ phận dân cư di động nhiều nhất của Nga và nhiều người Nga ở các nước SNG cũng như ở nước ngoài. Bằng cách liên kết chương trình tái định cư của họ với quê hương với dự án thủ đô mới, có thể nhanh chóng đưa những công dân mới tràn đầy năng lượng vào thành phố.

Siberia nằm ở vùng Viễn Đông của Nga, lạnh quanh năm. Ảnh: TTXVN
Siberia nằm ở vòng cực Bắc, được mệnh danh là nơi lạnh nhất hành tinh. Ảnh: TTXVN

Vì sao chọn Siberia?

Tranh cãi về một địa điểm cụ thể cho thủ đô mới chỉ là thứ yếu. Điều chính là thành phố phải nằm ở một khoảng cách vừa phải với biên giới (an ninh), nằm trên bờ của một con sông lớn, một hồ chứa (tài nguyên nước) và rất gần với tuyến đường sắt xuyên Siberia. Và sự gần gũi với các ngọn núi sẽ làm đa dạng thêm cảnh quan. Điều cần thiết là phải xây dựng một thủ đô mới từ đầu và không chuyển nó đến các thành phố sẵn có ở Siberia như Omsk, Novosibirsk, Tomsk, Krasnoyarsk hoặc Irkutsk.

Gần đây, một tình huống mang tính quyết định khác cũng đã trở nên rõ ràng hơn – đó là sự dễ bị tổn thương của trung tâm hiện tại của đất nước trước các hệ thống tấn công của NATO. Điều này đã thúc đẩy Điện Kremlin hướng tới phương Tây để được đảm bảo an ninh. Thời gian bay của tên lửa từ Kharkov đến Mátxcơva chỉ từ 5 - 10 phút. Chỉ cần một loạt tên lửa bất ngờ là đi tong cả nền văn minh Nga hình thành hàng thiên niên kỷ.

Đây liệu có phải là một lập luận có trọng lượng cho việc di chuyển trung tâm sâu vào nội địa? Vì nếu một thủ đô mới xuất hiện, sẽ không cần phải lo lắng về số phận của Mátxcơva. Sức hấp dẫn của nó như một mục tiêu cho một cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù sẽ giảm mạnh. Còn cuộc sống đời thường cũng sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn.

Đây chính là cái cách mà St. Petersburg đã từng được dựng lên trong các đầm lầy, công việc tuy khó khăn, nhưng thành phố được xây dựng ở đúng vị trí theo quan điểm địa chính trị của thời điểm đó. Không chỉ người dân bình thường, mà ngay cả những chiến hữu thân thiết cũng không hiểu được ý đồ “dở hơi” của Peter I, nhưng vị hoàng đế này đã có lý khi ban tặng cho nước Nga một thành phố kỳ vĩ nhất - một hiện tượng của văn hóa thế giới.

Vì Siberia là mảnh đất có giá trị, nên việc dời đô đến đây có lẽ là hợp lý, giống như Sa hoàng Peter đã xây dựng thành phố trên lãnh thổ chiếm lại từ tay người Thụy Điển. Hơn nữa, trung tâm kinh tế của thế giới đang dịch chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru)
TIN LIÊN QUAN

Ông Putin ký luật cấm chức danh "tổng thống" khác của Nga

Khánh Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật cấm chức danh "tổng thống" của bất kỳ lãnh đạo nào khác trong nước Nga, chấm dứt tranh chấp pháp lý kéo dài.

Mức độ sẵn sàng chuyển về Siberia của người Nga nếu di dời thủ đô

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Các chuyên gia tìm hiểu có bao nhiêu người Nga sẵn sàng chuyển đến các thành phố mới sẽ xây dựng ở Siberia theo đề xuất di dời thủ đô về Siberia của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đề xuất di dời thủ đô về Siberia

Nguyễn Quang (Theo svpressa.ru) |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga đề xuất tạo ra một vùng kinh tế ổn định và đưa Siberia trở thành thủ đô của Liên bang Nga.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.