Thụy Sĩ chặn kế hoạch vũ khí của Đức cho Ukraina

Song Minh |

Thụy Sĩ ngăn chặn kế hoạch tái xuất khẩu đạn dược được sản xuất ở nước này của Đức sang Ukraina.

Tờ Sonntags Zeitung của Thụy Sĩ ngày 24.4 đưa tin, Thụy Sĩ đã ngăn cản kế hoạch tái xuất khẩu đạn dược sản xuất tại nước này của Đức sang Ukraina, viện dẫn quy chế trung lập và luật cấm vận chuyển vũ khí tới các khu vực xung đột.

Việc nhà sản xuất ôtô và vũ khí Rheinmetall có trụ sở tại Dusseldorf, chuyên chế tạo xe chiến đấu bộ binh Marder (IFV) cho quân đội Đức, sử dụng đạn dược sản xuất tại Thụy Sĩ rõ ràng đã trở thành một trở ngại cho kế hoạch cung cấp đạn dược mới nhất của Berlin cho Kiev.

“Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ Seco đã nhận được hai yêu cầu từ Đức để chuyển đạn dược mà nước này đã nhận được trước đó từ Thụy Sĩ tới Ukraina” - Seco xác nhận với tờ báo Sonntags Zeitung. Cả hai yêu cầu “đều đã bị từ chối do liên quan đến tính trung lập của Thụy Sĩ và các tiêu chí ràng buộc không cung cấp thiết bị quân sự cho các khu vực xung đột” - nhà chức trách Thụy Sĩ cho biết thêm.

Luật pháp Thụy Sĩ yêu cầu Bern đồng ý với bất kỳ hoạt động tái xuất vũ khí nào và cấm vận chuyển vũ khí tới các khu vực xung đột. Thụy Sĩ tham gia các lệnh trừng phạt Nga trong một lần hiếm hoi rời khỏi chính sách trung lập nghiêm ngặt của mình sau khi Mátxcơva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina, nhưng nước này vẫn kiên quyết giữ thái độ trung lập khi viện trợ quân sự cho Ukraina.

Theo các phương tiện truyền thông, việc Thụy Sĩ phủ quyết tái xuất đạn dược đã làm dấy lên sự giận dữ ở Đức do bị cáo buộc không thể gửi bất kỳ xe chiến đấu bộ binh Marder nào tới Ukraina. Tuy nhiên, Berlin chưa bao giờ chính thức công bố bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

Đức đã cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng cho Ukraina. Ảnh: Defence Blog
Đức đã cung cấp 1.000 vũ khí chống tăng cho Ukraina. Ảnh: Defence Blog

Chính phủ Đức đã bị các nước thành viên NATO, đặc biệt là Ba Lan, chỉ trích vì cho rằng đã không làm đủ để hỗ trợ Ukraina. Vấn đề thậm chí đã gây ra một số căng thẳng trong nội các.

Đầu tháng 4, Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng Đức sẽ chỉ gửi vũ khí “chính xác và hợp lý” cho Kiev, đồng thời nói thêm rằng không có kế hoạch gửi vũ khí “tấn công”, chẳng hạn như xe tăng, mà Ukraina nhiều lần yêu cầu. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock sau đó hối thúc phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev và có vẻ chỉ trích Thủ tướng Scholz, nhấn mạnh rằng “bây giờ không phải là lúc để bào chữa”.

Ban đầu, Đức cung cấp cho Ukraina 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa phòng không Stinger. Hồi giữa tháng 3, Đức cho biết do rủi ro an ninh nên sẽ không tiết lộ thêm thông tin về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Vào giữa tháng 4, Berlin tuyên bố sẽ phân bổ thêm 2,1 tỉ USD cho chi tiêu quân sự, phần lớn trong số đó được dành để hỗ trợ Ukraina.

Tuy nhiên, hôm 23.4, một nhóm các chính trị gia và nhân vật công chúng Đức, bao gồm các cựu nghị sĩ và một cựu trợ lý tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đã kêu gọi chính phủ Berlin ngừng cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev và thay vào đó làm việc để thuyết phục Ukraina từ bỏ kháng cự để đối thoại hòa bình.

Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào cuối tháng 2, sau khi cáo buộc Kiev không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014 và cuối cùng là sự công nhận của Mátxcơva đối với các nước cộng hòa Donbass tự xưng là Donetsk và Lugansk. Thỏa thuận Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao cho các vùng ly khai quy chế đặc biệt ở Ukraina.

Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraina chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa ở Donbass bằng vũ lực.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Quan chức Mỹ cao cấp nhất đến Kiev kể từ đầu chiến sự Ukraina?

Song Minh |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đến thăm Kiev vào ngày 24.4 trong chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ kể từ khi bắt đầu chiến sự ở Ukraina.

Nga phá hủy kho vũ khí Mỹ và EU cung cấp cho Ukraina

Khánh Minh |

Ngày 23.4, Nga tuyên bố đã phá hủy kho chứa vũ khí mà Mỹ và EU cung cấp cho Ukraina.

Vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraina như biến mất vào “hố đen”?

Song Minh |

Vũ khí Mỹ gửi đến Ukraina rất khó theo dõi, dường như rơi vào “hố đen” lớn, theo các nguồn tin tình báo.

Lý do Bộ Giáo dục đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất

Vân Trang |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Chuyện về cô gái khiếm thính ở Việt Nam giành học bổng Mỹ

ĐÔNG DU |

Chương trình "Đời rất đẹp" mới đây kể lại câu chuyện về chị Nguyễn Trần Thủy Tiên - người nhận học bổng toàn phần ở Mỹ và trở về cống hiến cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Quan chức Mỹ cao cấp nhất đến Kiev kể từ đầu chiến sự Ukraina?

Song Minh |

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đến thăm Kiev vào ngày 24.4 trong chuyến thăm cấp cao nhất của Mỹ kể từ khi bắt đầu chiến sự ở Ukraina.

Nga phá hủy kho vũ khí Mỹ và EU cung cấp cho Ukraina

Khánh Minh |

Ngày 23.4, Nga tuyên bố đã phá hủy kho chứa vũ khí mà Mỹ và EU cung cấp cho Ukraina.

Vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraina như biến mất vào “hố đen”?

Song Minh |

Vũ khí Mỹ gửi đến Ukraina rất khó theo dõi, dường như rơi vào “hố đen” lớn, theo các nguồn tin tình báo.