4 Bộ chưa có phương án đơn giản hóa quy định liên quan hoạt động kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vẫn còn 4 Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch chưa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Ngày 13.11, Văn phòng Chính phủ cho biết, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công văn 97/TCTCCTTHC về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Tuy nhiên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, vẫn còn 4 Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch chưa trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, một số bộ chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời hoạt cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh lên cổng tham vấn và tra cứu.

Việc tham vấn ý kiến của doanh nghiệp, người dân đối với hoạt động kinh doanh dự kiến ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) chưa được thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, còn 688 hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các VBQPPL để thực thi. Việc tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp còn chậm trễ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu một số nhiệm vụ.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý được Chính phủ giao tại Nghị quyết 68/NQ-CP.

Tham vấn trực tuyến, tương tác hai chiều giữa bộ, ngành với các hiệp hội, doanh nghiệp; giữa bộ, địa phương và các đối tượng liên quan trên cổng tham vấn và tra cứu hoạt động kinh doanh để rút ngắn thời gian lấy ý kiến đối với các dự án, dự thảo VBQPPL.

Xử lý dứt điểm các đề xuất, kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các QĐKD thuộc phạm vi quản lý được gửi tương tác trên cổng tham vấn và tra cứu QĐKD và những phản ánh, kiến nghị được giao tại mục IX Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 8.7.2023 của Chính phủ.

Các Bộ: Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài Nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng và Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bộ, cơ quan trên hoàn thành việc thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước ngày 20.12.2023.

Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30.11.2023.

Bộ Tư pháp báo cáo kết quả giảm số văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giảm số thông tư từ năm 2021 đến nay và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo trước ngày 20.12.2023.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền; tổng hợp phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các hoạt động kinh doanh gửi các bộ, ngành xử lý theo chức năng quản lý.

Nghiên cứu, góp ý đối với các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các hoạt động kinh doanh khi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi lấy ý kiến trên Cổng tham vấn và tra cứu hoạt động kinh doanh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cắt giảm thủ tục hành chính ngành nghề kinh doanh hoạt động về ngân hàng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến ngành nghề kinh doanh hoạt động công nghệ thông tin ngân hàng.

Không dùng biện pháp hành chính quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản để quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản bằng công cụ chính sách, chứ không thể dùng biện pháp hành chính.

Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, dự kiến sau phiên họp, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết phiên họp và Nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Hải Phòng thiệt hại gần 11.000 tỉ đồng do bão số 3

Mai Chi |

Theo ước tính, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra cho thành phố Hải Phòng là gần 11.000 tỉ đồng.

Ấm tình người nơi rốn lũ

Khánh Linh |

Có trải nghiệm thực tế mới thấm thía được những mất mát của người dân vùng lũ. Và cũng ở đó mới thấy được tình cảm của đồng bào cả nước đang hướng về rốn lũ miền Bắc.

Bản tin công đoàn: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 15.9: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện; Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà vùng lũ lụt...

Thời tiết hôm nay 15.9: Nam Bộ có nơi mưa rất to

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 15.9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.