Bài học 4 chữ "K" từ quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris

Thanh Hà |

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đúc kết lại bài học 4 chữ "K" từ quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng là thành viên trong đoàn của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh sang thủ đô của Pháp ký Hiệp định Paris vào tháng 1.1973.

Từ sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nhân dân Việt Nam lần lượt kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ để bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước.

Cũng trong khoảng thời gian đó, "Việt Nam là nước duy nhất tham gia tới 4 hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình".

Đó là hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, hội nghị Geneve về Lào năm 1961-1962, hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, hội nghị về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Campuchia năm 1991.

"Trong tất cả sự kiện đó thì Hiệp định Paris chiếm vị trí đặc biệt" - ông Vũ Khoan nhấn mạnh.  

Từ quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, những bài học có thể đúc kết quy tụ trong 4 chữ “K”: Kết hợp, Kiên trì, Kiên quyết, Linh hoạt - Khôn khéo.

Trước tiên, ông Vũ Khoan chỉ ra, Kết hợp nhằm "tạo dựng được một sức mạnh tổng hợp để có thể chiến thắng một đối thủ hùng mạnh".

Dân tộc ta khi đó ở trong tình thế lấy yếu đánh mạnh. Do đó, phải tạo dựng sức mạnh tổng hợp, kết tinh những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa thành sức mạnh. "Chúng ta đã hình thành thế trận “3 vòng mặt trận” (theo cách nói của đồng chí Trường Chinh). Vòng thứ nhất là đoàn kết Bắc - Nam, vòng thứ 2 đoàn kết Việt Nam với Lào và Campuchia trên bán đảo Đông Dương, vòng thứ 3 đoàn kết giữa cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập" - nguyên Phó Thủ tướng cho hay.

Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27.1.1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN
Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27.1.1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). Ảnh: TTXVN

Sự kết hợp tiếp theo là giữa chính trị - quân sự - ngoại giao, trong đó, quân sự và chính trị có ý nghĩa quyết định. Về phần mình, sự kết hợp của ngoại giao tạo nên sức mạnh tổng hợp. Ngoại giao không chỉ ở quá trình đàm phán mà còn liên quan đến 3 lĩnh vực: Tố cáo tội ác Mỹ gây ra trên đất nước ta; ngoại giao phát huy đường lối chính nghĩa; ngoại giao đóng góp vào tập hợp lực lượng nhân dân thế giới ủng hộ, giúp đỡ, hình thành mặt trận của toàn thế giới.

Bên cạnh đó, còn có kết hợp tiếp theo giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa ngoại giao Đảng với ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân.

Về Kiên trì - ông Vũ Khoan chỉ ra, bởi đối phó với thế lực mạnh, Việt Nam không thể giành thắng lợi ngay mà phải giành thắng lợi từng bước, thắng lợi từng bộ phận để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Ban đầu, Việt Nam yêu cầu Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc. Sau đó, Việt Nam yêu cầu Mỹ trao đổi với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, từ đó buộc Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo nên tình thế mới để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Với bài học thứ ba từ Hiệp định Paris theo đúc kết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là kiên quyết. Thứ nhất, xác định điều kiện bất di bất dịch là Mỹ phải rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 60 ngày. Thứ hai, Việt Nam kiên quyết vấn đề miền Nam phải có đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam, đó là Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời. Việt Nam cũng buộc Mỹ phải công nhận độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.

Chữ K thứ tư, theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là phải linh hoạt, khôn khéo như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”.  Theo đó, khi đàm phán, đoàn Việt Nam chưa đặt ra vấn đề xóa bỏ chính quyền Sài Gòn. Việt Nam có hai đoàn miền Bắc và miền Nam nhưng hai đoàn luôn thực hiện phương châm Bác Hồ căn dặn: “Tuy hai mà một, tuy một mà hai”.

"Đây là sách lược rất khôn khéo và chưa từng có trong lịch sử thế giới" - ông Vũ Khoan nói.

Đặt Hiệp định Paris trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chỉ ra sự trùng hợp rất là rất đáng chú ý: Năm 1417, khi quân Minh sang đánh chiếm nước ta, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng áp dụng chiến lược "vừa đánh vừa đàm" trong vòng 5 năm với kết thúc là hội thề Đông Quan trong đó quân Minh phải cam kết rút hết về nước. 

Hiệp định Paris cũng có quá trình đàm phán gần 5 năm để đi tới ký kết hiệp định lịch sử, với điều kiện là buộc phía Mỹ phải rút hết quân về nước.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định Paris: Độc lập, tự cường toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến

Thanh Hà |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệp định Paris 1973: Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Thanh Hà |

Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, ngày 13.1, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai". 

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.