Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân: Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng với kết quả chống dịch của Việt Nam, cần công bố hết dịch ở trong nước sau khi đã đảm bảo cả ở 3 tiêu chí khác nhau.

Đảm bảo cả 3 tiêu chí công bố hết dịch

Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng 15.6 tại hội trường Quốc hội, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đề cập chủ đề Việt Nam có thể và cần lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Nói về dịch COVID-19, theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM, sau 6 tháng dịch toàn cầu, có thể rút ra 4 nhận thức về quy luật lây nhiễm và phát triển dịch. Đó là phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay sát trùng và phải thực hiện cách ly triệt để.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay thế giới có 4 loại nước trong trạng thái nhiễm và có dịch: Các nước ở giai đoạn 2 tăng tốc lây nhiễm và như Mỹ, Nga, Brazil, Ấn Độ... và chưa chuyển giai đoạn.

Nhóm 2 là các nước ở giai  đoạn 3, tức có ca nhiễm tăng cao đạt đỉnh và giảm dần như Đức, Pháp, Ý... nhưng chưa an toàn. Nhóm 3 là các nước đạt an toàn, bình quân dưới 10 người nhiễm trên 1 triệu dân như Lào, Campuchia. Nhóm 4 là những nước chưa bao giờ đạt ngưỡng 1000 ca nhiễm/1 triệu dân, tức an toàn từ đầu như Việt Nam, Myanmar.

Với kết quả chống dịch COVID-19 ở Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần công bố hết dịch ở trong nước với 3 tiêu chí, và Việt Nam đã đảm bảo cả 3 tiêu chí này.

"Một là tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân không quá 5 người (hiện ta chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân); hai là tỷ lệ người đang điều trị không quá 1 người trên 1 triệu dân (thực tế chỉ có 0,2 người) và thứ ba là không có người chết" - Bí thư TP.HCM nói.

Theo Bí thư TP.HCM, chúng ta cần có lộ trình mở cửa từng bước, có mức độ với các nước để có thể vừa khai thác thị trường đầu tư nước ngoài, đồng thời khuyến khích khai thác thị trường và đầu tư trong nước, phát huy 3 sức mạnh của Việt Nam là sức mạnh văn hoá, chính trị và kinh tế.

Theo ông Nhân, do có chính sách chỉ đạo chung sớm, kịp thời, chúng ta đã kiểm soát rất tốt đại dịch. Tổng số người nhiễm ở Việt Nam chưa bao giờ đạt 1.000 người. Đến nay là 332 người, thấp hơn nhiều mốc 1.000 so với lúc thế giới công bố dịch.

Về việc Việt Nam cần làm, ông Nguyễn Thiện Nhân phân tích chúng ta có quan hệ kinh tế với nhiều nước nhưng chỉ có 17 nước có quan hệ đối tác quan trọng nhất, quyết định 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch đến Việt Nam nên đề nghị cần giám sát và lập trình mở cửa với 17 nước này theo lộ trình, thoả thuận 2 bên.

Theo ông, từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, 10/17 nước này sẽ không còn dịch ở tiêu chí dưới 10.000 người đang điều trị trên 1 triệu dân, trong đó có: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Đức, Úc… Vì vậy, Việt Nam cần phân công cụ thể lập lộ trình mở cửa với 10 nước này. 7 nước còn lại chưa đến độ an toàn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore… thì phải theo dõi để khi họ có điều kiện thì thiết lập ngay.

“Làn sóng dịch vẫn lơ lửng trên đầu”

Nhấn nút tranh luận lại với đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đại học Y) - (Đoàn An Giang) cho rằng cần hết sức cẩn trọng vì chúng ta vẫn đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch, làn sóng thứ 2 vẫn lơ lửng trên đầu rất nhiều nước, trong đó có nước ta. Cùng với đó, các nhà đầu tư vẫn đang lo lắng Việt Nam chưa có môi trường an toàn trong tương lai gần với bằng chứng là thị trường chứng khoán chưa khởi sắc.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên họp. Ảnh QH
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh phát biểu tại phiên họp. Ảnh QH

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Lân Hiếu, ta cần tiến hành biện pháp để khẳng định nguy cơ ở Việt Nam không thể dữ dội như các nước khác.

Các phương pháp này cần dựa vào khoa học, có ngành y tham vấn, ví dụ cần làm nghiên cứu miễn dịch cộng đồng để khẳng định sự an toàn ở Việt Nam.

Hay quy trình nhập cảnh khách quốc tế vào Việt Nam phải hết sức chặt chẽ, tuân theo quy định kiểm dịch, phối hợp với các nước làm xét nghiệm kháng thể cho các khách muốn nhập cảnh để khách không mang dịch vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Lân Hiếu cũng đề cập vai trò của hệ thống y tế công cộng. Đây là hệ thống đã phát huy hiệu quả trong đợt dịch vừa qua, nhưng đang có nguy cơ suy yếu không được đầu tư. Ví dụ trong chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư y tế chỉ chiếm 3% trong tổng số 270.000 tỉ đồng.

"Nâng cao chất lượng nhân viên y tế là nhu cầu cấp bách, cần có chiến lược đầu tư cho y tế để khi đối mặt với dịch bệnh thì Việt Nam mới có thể có điểm sáng trên bản đồ thế giới" - ông Hiếu nói.

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Tuần cuối họp tập trung Kỳ họp 9, Quốc hội sẽ thảo luận những nội dung gì?

Vương Nguyên Chung |

Tuần tới, Quốc hội khoá XIV tiếp tục chương trình Kỳ họp 9 theo hình thức tập trung. Quốc hội sẽ thảo luận và biểu quyết nhiều dự án Luật tại kỳ họp này.

“Chống tham nhũng không chùng xuống dù lo phòng chống COVID-19“

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

“Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn phải làm quyết tâm, quyết liệt, không dừng, không nghỉ trong bất kỳ hoàn cảnh nào” - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học dẫn lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trước diễn đàn Quốc hội.

Phó Thủ tướng: Thành quả chống dịch của chúng ta là mơ ước của nhiều nước

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Từ diễn đàn Quốc hội, thay mặt ngành y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bày tỏ lời biết ơn tới tất cả người dân và lực lượng trong phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.