Cả nước có 32/63 Bí thư cấp tỉnh không là người địa phương

Vương Trần |

Nhắc lại câu hỏi: “Bí thư không phải người địa phương có tốt hơn Bí thư là người địa phương không?” - bà Trương Thị Mai cho biết, bằng thực tiễn công tác, về cơ bản Bí thư không là người địa phương sẽ tốt hơn, song không nên máy móc.

Tại Hội nghị trực tuyến Bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2022 tổ chức ngày 14.7, bà Trương Thị Mai - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã thông tin nhiều nội dung về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Dành nhiều thời gian để phân tích các nội dung liên quan tới công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bà Trương Thị Mai nhắc tới việc thực hiện Nghị quyết 26 của của Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Trong đó, có một mục tiêu đó là Bí thư không phải là người địa phương. Đến nay, trong cả nước có 32/63 Bí thư cấp tỉnh/thành phố không phải người địa phương. Theo mục tiêu của Nghị quyết 26, đến cuối nhiệm kỳ này cơ bản Bí thư không phải là người địa phương. 

Nhắc lại câu hỏi: “Bí thư không phải người địa phương có tốt hơn Bí thư là người địa phương không? Bí thư làm Chủ tịch UBND tốt hơn hay Bí thư làm Chủ tịch HĐND tốt hơn?”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho hay, từ thực tiễn công tác, về cơ bản Bí thư không phải là người địa phương sẽ tốt hơn, song cũng cũng không nên máy móc. 

Theo bà Mai, đối với một số cán bộ là dân tộc thiểu số thì họ là đại diện cho cộng đồng của địa bàn thì cán bộ đó phải là Bí thư ở đó. Nếu cán bộ này qua địa bàn khác, không có cộng đồng đó để bố trí có khi cũng không phù hợp. 

Còn đối với một số cán bộ khác không phải người địa phương, để có sự hiểu biết về địa phương thì cần phải tiếp cận và có thời gian, nhưng khi về địa phương khác thì phải giữ gìn. Cán bộ, đảng viên, nhân dân ở đó người ta nhìn vào và soi cán bộ thì anh phải giữ gìn, khẳng định mình trưởng thành, làm việc có hiệu quả , nỗ lực rất lớn.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng cho hay, bí thư là người địa phương không phải không tốt, tùy theo cán bộ. Nhưng phải nói người từ nơi khác đến thì cũng có những động lực khác so với người địa phương. Người địa phương có thuận lợi hơn là được lớn lên, trưởng thành ở đó, nhưng cũng có thể có những khó khăn, ví dụ như ỉ lại, sống lâu lên lão làng. 

"Hiện nay trong cả nước đã có 32 Bí thư không phải là người địa phương, cũng không phải tất cả đều tốt, còn phải xem con người đó phẩm chất đạo đức, năng lực uy tín như thế nào" - bà Mai nói. 

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, hiện nay mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND rất tốt. Bí thư làm Chủ tịch HĐND thì sẽ giám sát tốt hơn nhiều so với một Phó Bí thư làm Chủ tịch Hội đồng. Như vậy đây cũng là một trong những cơ chế để kiểm soát quyền lực.

Thông tin thêm, bà Mai cho biết bí thư cấp huyện không phải là người địa phương đạt được 38,8%; Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện đã đạt được 46,11 %; Bí thư đồng thời Chủ tịch HĐND cấp xã đạt 59,10 %; Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện có 5,23 % (có 37 huyện); có 1.072 xã có Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND, (đạt 9,64%)

"Đến thời điểm này, những nơi quy mô nhỏ thì mô hình này là thích hợp. Ví dụ như đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý, một số nơi có quy mô nhỏ thì mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch cũng gọn gàng, tập trung, nhưng hiện nay vẫn đang thí điểm, Ban Tổ chức sẽ tổng kết, báo cáo" - bà Mai nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Khuyến khích cán bộ đổi mới sáng tạo chứ không phải co lại an toàn, không dám làm việc

Vương Trần |

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho hay, một trong những đột phá chiến lược trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng đó là dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục phát huy dân chủ nhưng cũng phải gắn với kỷ luật, kỷ cương, tạo môi trường để cán bộ đổi mới sáng tạo. Khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo chứ không phải vì xử lý cán bộ có vi phạm mà cán bộ co lại an toàn, không dám làm việc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị Quân ủy Trung ương

THEO TTXVN |

Sáng 13.7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì hội nghị.

Bí thư Hà Nội là Trưởng ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo, phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại Hà Nội.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.