Cải cách tiền lương để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao

ANH THƯ |

Ngày 20.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”.

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, kết nối đến đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Chính phủ xác định 4 "ổn định". Bên cạnh đó, hội nghị trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tổ chức thực hiện bài bản, lớp lang, đồng bộ.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP

Thủ tướng khẳng định, thị trường lao động đang phát triển tốt. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi, hoàn thiện chưa thể đòi hỏi tất cả các vấn đề được giải quyết ngay mà những mâu thuẫn phát sinh chính là thúc đẩy sự phát triển.

Quan trọng nhất, hàng năm, mức tăng trưởng được duy trì, thu nhập của người dân đều tăng lên.

Chính sách chăm lo, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường lao động.

Đến nay, về cơ bản, thị trường lao động đã được hình thành và từng bước vận hành theo cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng nhấn mạnh, thị trường lao động đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực và thế giới.

Thể chế thị trường lao động ngày càng hoàn thiện. Hệ thống thông tin thị trường từng bước đáp ứng được yêu cầu. Quan hệ lao động được thiết lập hài hòa, công bằng, hợp lý.

Các định chế thị trường hỗ trợ kết nối cung cầu và xác định về an sinh xã hội cơ bản được hình thành tốt. Người lao động được tạo điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động khắc phục các rủi ro do mất hoặc giảm giờ làm việc, tai nạn lao động, mất sức lao động, nghỉ hưu…

Cung - cầu lao động được hình thành và kết nối trên các nguyên lý của thị trường, trong đó, về cầu, cùng với kinh tế tăng trưởng dương liên tục nhiều năm, cầu lao động không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng...

Về cung, hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp phát triển được chuẩn hóa, hiện đại hóa từng bước, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của thị trường lao động...

Thị trường lao động trở thành động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng; đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, bối cảnh trên đã làm bộc lộ rõ hơn các điểm yếu của thị trường lao động việc làm và cần có giải pháp khắc phục và trả lời những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

Cụ thể, thị trường lao động chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; thể chế phát triển thị trường lao động còn bất cập; Cân đối cung - cầu lao động chưa thật hiệu quả, bền vững dẫn tới chưa tiệm cận được năng suất tiềm năng; Lưới an sinh xã hội có độ bao phủ thấp; Giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực...

"Chúng ta muốn có những ngành công nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sở hữu những phát minh, sáng chế mới, những công nghệ tiên tiến nhất thì chúng ta phải đào tạo thường xuyên, đầy đủ và có đột phá để có được lao động chất lượng cao, làm chủ được công nghệ" - Thủ tướng nói.

Vì vậy, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, cần có cơ chế đào tạo, cải cách tiền lương, tạo môi trường làm việc tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực nhà nước, thu hút, giữ chân những lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao để chính họ trở thành nguồn lực, động lực trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường lao động thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, cần nâng cao nhận thức về thị trường lao động, tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, coi lao động là hàng hóa đặc biệt để có cơ chế, chính sách phù hợp.

Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP.
Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP.

Bên cạnh đó, cần nắm bắt nhu cầu, phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm đang là ưu tiên hiện nay như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu…

Thủ tướng cho hay, cần chú trọng đầu tư cả về cơ chế chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ địa phương cấp tỉnh, cấp vùng tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng chính sách việc làm trên nguyên tắc có tính dự báo, tầm nhìn chiến lược, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường...

Cần quan tâm tới việc dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo có cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc. Bên cạnh đó, đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thực hiện các văn bản, quy định liên quan tới thị trường lao động, Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học. Rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, cần tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động...

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Ngành nào sẽ thiếu hụt trầm trọng lao động?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, một số ngành đang dự báo là sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao, như lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, logistic…

TP.Hồ Chí Minh: Ít đơn hàng, doanh nghiệp lo sắp xếp lại lao động

Nam Dương |

Do ít đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng sắp xếp lại lịch làm việc để hạn chế cắt giảm lao động, nhưng cũng có công ty phải khuyến khích người lao động xin nghỉ việc bằng cách hỗ trợ tiền.

298 nghìn lao động tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

ANH THƯ |

Trong vòng 8 ngày, 845 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã được hỗ trợ đến tay người lao động.

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Chiều nay 18.9, cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa; sắp mạnh lên thành bão.

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

HUYỀN TRANG - LÂM PHÚ |

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.

Người dân Huế di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng ngập do mưa to

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong trưa và chiều 18.9, mưa to đã khiến một số đoạn đường tại TP Huế bị ngập, nhiều người dân di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng thiệt hại.

Ngành nào sẽ thiếu hụt trầm trọng lao động?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, một số ngành đang dự báo là sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động chất lượng cao, như lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin, logistic…

TP.Hồ Chí Minh: Ít đơn hàng, doanh nghiệp lo sắp xếp lại lao động

Nam Dương |

Do ít đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng sắp xếp lại lịch làm việc để hạn chế cắt giảm lao động, nhưng cũng có công ty phải khuyến khích người lao động xin nghỉ việc bằng cách hỗ trợ tiền.

298 nghìn lao động tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

ANH THƯ |

Trong vòng 8 ngày, 845 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã được hỗ trợ đến tay người lao động.