Chỉ mạng xã hội có giấy phép mới được cung cấp dịch vụ livestream

Phạm Đông |

Chỉ các mạng xã hội có giấy phép thiết lập mạng xã hội mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15.7.2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1.3.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, đến hết tháng 6.2021, có 829 mạng xã hội được cấp phép, tuy nhiên số lượng mạng xã hội có từ 1 triệu người sử dụng thường xuyên trở lên chỉ chiếm dưới 5%. Tổng lượng người sử dụng tại Việt Nam của nhóm 10 mạng xã hội hàng đầu Việt Nam có thể đạt tới 80 triệu người (riêng Zalo đã khoảng 60 triệu).

Tuy nhiên, các mạng xã hội xuyên biên giới chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định xã hội, gây bất bình đẳng với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để hoạt động báo chí, tổ chức phát trực tuyến (livestream) để cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm tổ chức, cá nhân khác và thông tin, dịch vụ vi phạm pháp luật nên cần sớm bổ sung quy định điều chỉnh.

Do vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT đề xuất một số quy định mới về cấp phép mạng xã hội và quy định để hạn chế tình trạng báo hóa.

Quy định về cấp phép, dự thảo nêu rõ, đối với các mạng xã hội trong nước mới thành lập, lượng người truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu (không phải cấp phép), khi được cơ quan quản lý xác nhận đã thông báo thì bắt đầu được hoạt động theo quy định (có quy định trách nhiệm cụ thể với các mạng xã hội).

Các mạng xã hội đã thông báo phải cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Sau khi thông báo, Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượng người truy cập (UV-Unique visitor) thường xuyên của trang.

Khi mạng xã hội trong nước đạt đến mốc từ 10.000 người truy cập thường xuyên/tháng (căn cứ theo kết quả của Bộ TT&TT công bố) thì phải thực hiện thủ tục cấp phép, vì với lượng thành viên này, mạng xã hội đã bắt đầu có tác động lớn đối với xã hội. Bộ TT&TT sẽ thông báo cho các doanh nghiệp có mạng xã hội đạt mốc phải cấp phép.

Mạng xã hội của nước ngoài phải thực hiện thủ tục thông báo/xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam đạt mốc như nêu trên.

Theo dự thảo, chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, nếu không thì chỉ được xem tin, bài.

Chỉ các mạng xã hội có giấy phép thiết lập mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ phát trực tuyến livestream.

Mạng xã hội đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ các dịch vụ, nội dung chuyên ngành vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp không tuân thủ, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu dừng hoạt động/tạm đình chỉ tên miền của toàn bộ nền tảng mạng xã hội đa dịch vụ cho đến khi mạng xã hội thực hiện các yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nhiều ràng buộc cần thiết cho cán bộ công chức, viên chức trong sử dụng mạng xã hội

Phạm Đông |

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Một trong số các nhóm đối tượng thuộc điều chỉnh theo bộ quy tắc là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước. Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hải - nguyên Tổng Biên tập báo Quân đội nhân dân, Bộ Quy tắc ứng xử sẽ tạo ra những “ngưỡng” cần có, để mỗi khi bước vào không gian mạng, người tham gia sẽ phải cân nhắc và chịu trách nhiệm trước những nội dung thông tin đăng tải.

Xây dựng gia đình trong tình hình mới: Phải có cơ chế kiểm soát mạng xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã đưa ra quan điểm về khó khăn, thách thức khi thực hiện Chỉ thị Chỉ thị 06-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Những lưu ý với cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Trong đó, có các quy định về quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội.

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Vân Trường |

Sáng 8.10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề).

Choáng váng khi giá đất nền vùng ven Hà Nội "nhảy múa"

Thu Giang |

Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, có nơi đã vượt mức 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người choáng váng.

EU nói về khả năng xung đột Ukraina kết thúc trong 15 ngày

Ngọc Vân |

Đại diện cấp cao EU tin rằng, xung đột Nga-Ukraina có thể kết thúc trong 15 ngày nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

Nhiều ràng buộc cần thiết cho cán bộ công chức, viên chức trong sử dụng mạng xã hội

Phạm Đông |

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Một trong số các nhóm đối tượng thuộc điều chỉnh theo bộ quy tắc là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước. Theo Thiếu tướng Phan Khắc Hải - nguyên Tổng Biên tập báo Quân đội nhân dân, Bộ Quy tắc ứng xử sẽ tạo ra những “ngưỡng” cần có, để mỗi khi bước vào không gian mạng, người tham gia sẽ phải cân nhắc và chịu trách nhiệm trước những nội dung thông tin đăng tải.

Xây dựng gia đình trong tình hình mới: Phải có cơ chế kiểm soát mạng xã hội

LƯƠNG HẠNH |

Nhà nghiên cứu văn hoá TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã đưa ra quan điểm về khó khăn, thách thức khi thực hiện Chỉ thị Chỉ thị 06-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Những lưu ý với cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Trong đó, có các quy định về quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sử dụng mạng xã hội.