Đại biểu QH lo ngại thất thoát nguồn lực đất đai nếu không qua đấu giá

Vương Trần |

Vấn đề hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tiếp tục được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến, tranh luận.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, sáng nay (10.1), các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Vấn đề hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) tiếp tục được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến, tranh luận.

Theo tờ trình của Chính phủ, quy định hiện hành được sửa theo hướng hình thức sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại là nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai: Một là, có quyền sử dụng đất ở hợp pháp; hai là có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác không phải là đất ở; ba là có quyền sử dụng các loại đất khác không phải là đất ở.

Đại biểu Ngô Trung Thành – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (đoàn Đắc Lắk) đánh giá cao việc Chính phủ đề nghị sửa quy định này vì thực tế cho thấy, do không có mét vuông đất ở nào nên “đấu giá không được mà đấu thầu không xong”.

Điều này khiến hàng loạt dự án sử dụng đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại không triển khai được và Nhà nước cũng không thể thu hồi. Nhìn ở góc độ này thì thấy bất cập cần tháo gỡ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thành, vấn đề này lại không hề đơn giản. Do đó, cần xem xét thấu đáo, đánh giá kỹ tác động, nhất là những tiêu cực có thể xảy ra.

Đại biểu Ngô Trung Thành nhấn mạnh, nếu thực hiện đấu giá và đấu thầu thì giá trị địa tô mang lại cho Nhà nước là rất lớn. Cụ thể như ở Thủ Thiêm vừa qua đấu giá 1 ha đất đem lại 24.500 tỉ đồng, trong khi nếu chuyển đổi thông thường và chủ đất nộp tiền chuyển đổi cao nhất khoảng 100 triệu đồng/m2 thì ngân sách chỉ thu khoảng 1.000 tỉ đồng, chưa bằng số lẻ từ đấu giá.

“Vì vậy, theo dự thảo trên dẫn đến chênh lệch địa tô cơ bản thuộc về chủ dự án là không hợp lý. Đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước cho phép chuyển đổi làm cho giá trị đất tăng lên rất lớn thì chênh lệch địa tô cơ bản phải thuộc Nhà nước, thuộc về nhân dân. Sửa theo hướng trên có thể giải thoát cho dự án nhưng lợi cho chủ dự án, cho người gom đất, còn Nhà nước sẽ “chảy máu” nguồn lực đất đai” – đại biểu đoàn Đắk Lắk nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: QH
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: QH

Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở) thực chất là mở rộng quyền cho người sử dụng đất hợp pháp, giải quyết nhanh việc công nhận chủ đầu tư nhưng hậu quả có thể gây ra thất thoát.

“Khi được công nhận chủ đầu tư và thực hiện thủ tục chuyển đổi sử dụng đất thì chỉ cần trả khoản tiền bằng cách lấy giá đất trong bảng giá nhân hệ số K thì dù có chuyển đổi đất giữa Bờ Hồ (Hà Nội) hay trên đường Nguyễn Huệ (TP.HCM) cũng chỉ 312 triệu đồng/m2, sẽ gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước” – đại biểu Cường phân tích và đề nghị cân nhắc. Nếu sửa thì phải ghi cụ thể tính tiền đất theo giá thị trường.

Tranh luận với các ý kiến trên, đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) nêu quan điểm, hàng trăm ha đất vướng quy định mà không được chuyển đổi, dự án không thực hiện được thì cũng gây lãng phí.

“Chênh lệch địa tô lớn có hay không do định giá đất không sát. Thất thoát hay không do cơ quan thẩm quyền định giá” – ông Phan Thái Bình nhấn mạnh và đồng ý sửa đổi, bổ sung quy định theo tờ trình của Chính phủ.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Nắm rõ thông tin cơ bản về sổ mục kê đất đai

Kim Nhung (T/H) |

Theo quy định của pháp luật, sổ mục kê đất đai được lập trước ngày 18.12.1980 được coi là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

TP.Thái Bình: Mạnh tay xử lý vi phạm đất đai, xây dựng trái phép

TRUNG DU |

Thái Bình - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy - UBND TP.Thái Bình, các xã, phường trên địa bàn đã kiên quyết, mạnh tay hơn trong việc xử lý các vi phạm về sử dụng đất đai, xây dựng trái phép. Nổi bật là xã Phú Xuân và xã Đông Hòa - các địa phương trước đó từng là điểm nóng vi phạm.

Bảo Lộc tập trung xử lý nghiêm vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Hữu Long |

Lâm Đồng - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.Bảo Lộc trong năm 2022 là tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm về trật tự xây dựng.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Nhiều người dân ở TPHCM mòn mỏi chờ cấp sổ hồng

Bảo Chương |

TPHCM - Khó có mấy ai hiểu được hết nỗi khổ của những người mua chung cư và mòn mỏi chờ có sổ hồng.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Nắm rõ thông tin cơ bản về sổ mục kê đất đai

Kim Nhung (T/H) |

Theo quy định của pháp luật, sổ mục kê đất đai được lập trước ngày 18.12.1980 được coi là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

TP.Thái Bình: Mạnh tay xử lý vi phạm đất đai, xây dựng trái phép

TRUNG DU |

Thái Bình - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy - UBND TP.Thái Bình, các xã, phường trên địa bàn đã kiên quyết, mạnh tay hơn trong việc xử lý các vi phạm về sử dụng đất đai, xây dựng trái phép. Nổi bật là xã Phú Xuân và xã Đông Hòa - các địa phương trước đó từng là điểm nóng vi phạm.

Bảo Lộc tập trung xử lý nghiêm vi phạm quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Hữu Long |

Lâm Đồng - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.Bảo Lộc trong năm 2022 là tập trung tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm về trật tự xây dựng.