Đại biểu Quốc hội băn khoăn giáo dục "chỉ có học, học và học", thiếu trải nghiệm

NHÓM PV |

Theo đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung, chúng ta đang tạo ra áp lực cho trẻ từ nhiều phía và có thể thấy giáo dục Việt Nam chỉ có học, học và học mà thiếu đi những mô hình trải nghiệm, thiếu những lớp học ngoại khóa gần gũi với thiên nhiên.

Sáng 1.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Đoàn Hải Dương) đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Góp ý về vấn đề giáo dục đào tạo, đại biểu Dung nhấn mạnh giáo dục là vấn đề cốt lõi để phát triển đất nước và ổn định an sinh xã hội. "Một xã hội sẽ không phát triển nếu thiếu nhận thức và không có nền giáo dục tốt hay giáo dục mà không có giá trị trung thực, chỉ có cải cách mấy cũng bằng thừa. Đó là những vấn đề mà người dân quan tâm".

Bên cạnh đó là những bất cập về cải cách, thay đổi chương trình và các mức học phí của các bậc học. 

Đại biểu đặt câu hỏi, tại sao lại tăng kinh phí, học phí đào tạo, các khoản phí khác, hay siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra? Đại biểu cho rằng, các bậc tiểu học, THCS hay THPT cần có cơ chế, giải pháp giảm học phí ở mức thấp nhất, hỗ trợ tốt nhất cho các em vì trẻ em dưới 18 tuổi cần có môi trường thức và học tập để phát triển.

Bên cạnh đó, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung cũng nêu thực tế, lâu nay chúng ta thi tuyển khắt khe ở đầu vào nhưng đầu ra lại buông lỏng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo và không có chọn lọc và sàng lọc. Đại biểu đề xuất nghiên cứu chính sách theo hướng thu hút đầu vào và siết chặt đầu ra.

“Ở bậc học chúng ta nên thu hút ở đầu vào, siết chặt ở đầu ra. Đằng này chúng ta lại thi tuyển khắt khe ở đầu vào, nhưng đầu ra lại buông lỏng dẫn đến chất lượng không đảm bảo và không có chọn lọc, sàng lọc” - đại biểu Dung nói. 

Đại biểu nêu vấn nạn áp lực học hành từ nhà trường, gia đình đến các em học sinh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đáng buồn hơn là tỉ lệ học sinh trầm cảm, tự kỷ tăng cao và thậm chí xảy ra những vụ việc tự tử liên quan đến điểm số và thành tích.

Theo đại biểu, chúng ta đang tạo ra áp lực cho trẻ từ nhiều phía và có thể thấy "giáo dục Việt Nam chỉ có học, học và học mà thiếu đi những mô hình trải nghiệm, thiếu những lớp học ngoại khóa gần gũi với thiên nhiên. Giới trẻ thiếu đi những không gian xanh, nơi vận động, thay vào đó là mô hình kinh doanh các dịch vụ như bia hơi, quán game, karaoke…".

Do vậy, đại biểu cho rằng, việc học tập và vui chơi chung và cộng đồng là rất cần thiết trong việc kích thích tương tác và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và giải trí của giới trẻ. Qua đó tránh được những áp lực từ nhiều phía cho học sinh, phụ huynh và thầy cô.

Đại biểu Vương Quốc Thắng.
Đại biểu Vương Quốc Thắng.

Đại biểu Vương Quốc Thắng (đoàn Quảng Nam) bày tỏ quan tâm đến vai trò của đại học đối với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó có tự chủ đại học.

Theo đại biểu, "tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình" là hai mặt không thể tách rời, thiếu trách nhiệm giải trình sẽ dễ biến tự chủ thành tự trị. Đại biểu nêu rõ, có hai công cụ quan trọng để thực hiện trách nhiệm giải trình, đó là kiểm định chất lượng giáo dục và công khai, minh bạch thông tin hoạt động của trường đại học.

Để tạo ra sự đột phá trong tự chủ đại học, Chính phủ nên cân nhắc lập một Ủy ban hoặc một Hội đồng cấp quốc gia về tự chủ đại học để giải quyết triệt để các vướng mắc và tạo ra động lực giúp các trường đại học tự chủ thực chất.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Phiên thảo luận của Quốc hội sẽ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Chủ tịch nước: Bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề chiến lược, lâu dài

Phạm Đông |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bảo vệ và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài của đất nước. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.

Giáo dục đào tạo là quốc sách, khoa học công nghệ là then chốt

Phạm Đông |

Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2021-2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách và khoa học công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.