Quốc hội xem xét chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 6 (từ 30.10 - 3.11), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Sáng 30.10, tiếp tục kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030.

Sau đó, Quốc hội xem clip về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030.

Sau đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về nội dung này. Thành viên Chính phủ có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, việc triển khai thực hiện các CTMTQG nói chung và Chương trình giảm nghèo bền vững nói riêng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm.

Cùng với sự tham gia, ủng hộ tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân nên bước đầu Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.

Cụ thể, năm 2021, tỉ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, đạt và vượt mục tiêu.

Việc lập, giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình cơ bản tuân thủ theo quy định pháp luật. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình từ tháng 12.2021 đến năm 2023 chiếm tỉ lệ 30,84% tổng nguồn vốn, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương, chiếm khoảng 95%.

Đoàn giám sát cũng cho biết, CTMTQG giảm nghèo bền vững đã cơ bản đảm bảo tuân thủ 7 nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện theo Nghị quyết 24/2021/QH15 và 5 nguyên tắc, 3 giải pháp theo Quyết định 90 như: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, tạo động lực (chiếm 81% tổng nguồn vốn); đã ban hành cơ chế đặc thù các dự án đầu tư xây dựng dưới 5 tỉ đồng; huy động sự tham gia của người dân trong quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, thực hiện các dự án, tiểu dự án; thực hiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Năm 2022, Thanh tra Bộ LĐTBXH tổ chức 3 đoàn thành tra tại 3 địa phương. Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán chuyên đề về chương trình. Các kết luận, kiến nghị đã được Bộ LĐTBXH, các địa phương nghiêm túc tiếp thu và đang triển khai thực hiện.

Trong tuần làm việc, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đặc biệt, Quốc hội dành cả ngày 3.11 để thảo luận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Lo ngại dự án thu hồi đất, bồi thường sân bay Long Thành tiếp tục chậm tiến độ

Nhóm PV |

Trước tình trạng triển khai Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang rất chậm, đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về tính khả thi, hiệu quả của việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ nay đến hết năm 2024.

Đề xuất 5 cơ chế đặc thù về đầu tư cho dự án giao thông

NHÓM PV |

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, chiều 27.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nội dung luật bảo vệ an ninh trật tự

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với  nội dung của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do Chính phủ trình. Các cơ quan sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.