Diễn đàn KT-XH 2022 làm rõ thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững

PHẠM ĐÔNG |

Diễn đàn năm nay có chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Sáng nay (15.9), Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022.

Diễn đàn năm 2022 dự kiến được tổ chức sẽ bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước. Từ đó có phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh - xã hội...

Đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết diễn đàn năm 2021 đã được đánh giá rất tốt khi đã huy động được nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đóng góp những quan điểm, gợi mở chính sách, đề xuất cụ thể… cho các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội.

“Nhờ những kết quả đầu vào quan trọng này, tại kỳ họp bất thường của Quốc hội đã đồng thuận rất cao để ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ các gói hỗ trợ mà kinh tế - xã hội, 8 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực: Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm tăng 9,4%; nhiều lĩnh vực khác lấy lại được quy mô so với thời điểm trước khi dịch bệnh diễn ra. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm…”, ông Thanh cho biết.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh việc không được chủ quan, nóng vội, cần nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, thách thức từ những tác động bên ngoài cũng như vấn đề nội tại của nền kinh tế.

“Nhiều tổ chức quốc tế đang dự báo tăng trưởng của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn sẽ thấp hơn so với dự báo. Cùng với đó là khó khăn đến từ lạm phát tăng cao”, ông Thanh cho biết.

Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn sẽ gián tiếp chịu tác động từ những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư, xuất nhập khẩu… Do đó, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, các vấn đề trong nước cũng như quốc tế sẽ được thảo luận, đánh giá một cách khách quan, trung thực…

Đây sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Theo chương trình, diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung:

- Làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa – kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…

- Đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022.

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Diễn đàn sẽ diễn ra trong cả ngày 18.9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), bao gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng

Trà My |

Đó là nhận định của ông Andrea Copppla, Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam. Còn bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam - nhận xét: “Thật phi thường khi chứng kiến sự phát triển của Việt Nam…”. Sau 2 năm liền chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và là một trong bốn quốc gia trên toàn thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm 2022 đến nay. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong thời gian qua đã được cộng đồng các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UNDP đánh giá cao.

Tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm nhiều thách thức do nhiều bất ổn

Vũ Long |

Tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm nhiều thách thức bởi nhiều bất ổn trên toàn cầu. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

. |

Thay mặt Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn chỉ thị này.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.