Giữ nguyên thời gian chất vấn 2,5 ngày tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Phạm Đông |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký thông báo số 981/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lưu ý chưa trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 3 để trình tại kỳ họp thứ 4.

Đề nghị Chính phủ có đánh giá cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong Báo cáo về kinh tế - xã hội để đại biểu Quốc hội thảo luận.

Đồng thời, bổ sung các báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu sau:

- Báo cáo về tình hình năm học 2021-2022, trong đó có đề cập các nội dung như: Tổ chức cho học sinh đi học trở lại, khả năng thích ứng và bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch; bảo đảm phương thức tổ chức dạy và học; giảm tải nội dung, chương trình học tập; công tác tổ chức thi cuối năm; kỳ thi THPT, xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng,…; bảo đảm chất lượng dạy và học, thi, tuyển sinh và an toàn cho học sinh;

- Báo cáo về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết hiện nay, tiến độ gửi tài liệu rất chậm, mới có rất ít tài liệu kỳ họp được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng ý kiến phát biểu thảo luận tại kỳ họp của đại biểu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội gửi văn bản (kèm theo danh mục tài liệu kỳ họp) đến các cơ quan có liên quan để đôn đốc những cơ quan chưa gửi, gửi thiếu. Trong đó nêu rõ thời hạn gửi theo quy định của pháp luật; đồng thời, công khai danh sách các cơ quan chưa gửi hoặc gửi thiếu tài liệu phục vụ cho kỳ họp.

Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chuẩn bị nội dung và những vấn đề cần trao đổi tại cuộc họp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Cán sự đảng Chính phủ.

Về chương trình kỳ họp, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bố trí thời gian cho từng nội dung một cách phù hợp để cố gắng giảm tối đa thời gian kỳ họp nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng kỳ họp. Trong đó giữ nguyên thời gian chất vấn là 2,5 ngày.

Không đưa vào chương trình nội dung chiếu phim về quá trình đầu tư, triển khai dự án đường Hồ Chí Minh, gửi kèm thành một tài liệu vào mục tài liệu kỳ họp để đại biểu Quốc hội tham khảo.

Đồng thời bố trí thảo luận các nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 cùng phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Giảm thời gian trình bày tờ trình đối với các dự án về các công trình quan trọng quốc gia (chỉ tối đa 15 phút).

Bố trí trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra với phiên thảo luận các dự án luật trình Quốc hội thông qua do đã được thảo luận kỹ lưỡng tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Cố gắng bố trí khoảng cách hợp lý giữa việc trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra với việc thảo luận ở tổ và hội trường, bảo đảm có thời gian cho việc tổng hợp, giải trình ý kiến đại biểu,…

Phát huy kinh nghiệm của các kỳ họp trước, tiếp tục làm tốt, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng hơn nữa các điều kiện bảo đảm về mọi mặt, công tác thông tin, tuyên truyền,… để kỳ họp thứ 3 diễn ra thông suốt, an toàn, hiệu quả và thành công.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giữ quy định thời gian phát biểu tối đa 7 phút của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể

Phạm Đông |

Sáng 12.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giữ quy định hiện hành về thời gian phát biểu tối đa của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội không quá 7 phút.

Lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Phạm Đông |

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ban hành thông báo số 906/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khai mạc ngày 23.5, kéo dài trong 20 ngày

Phạm Đông |

Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23.5 và bế mạc vào ngày 17.6 với tổng thời gian 20 ngày. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát nên Quốc hội họp tập trung nhưng vẫn dự phòng phương án họp trực tuyến trong trường hợp cần thiết.

CLB Nam Định thắng trận ra quân tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng 2-0 trước Lee Man (Hong Kong, Trung Quốc) trong trận đấu mở màn tại bảng G Cúp C2 châu Á 2024-2025.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.

Hành trình đi để trở về của Quán quân đường lên đỉnh Olympia

Nhóm PV |

Ước mơ được học tập, trải nghiệm ở môi trường quốc tế và sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, để hiện thực hóa khát vọng được cống hiến, được góp một phần công sức cho sự chuyển mình của đất nước - đây là điều mà Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 luôn ấp ủ và coi là lẽ sống. Hành trình trở về Việt Nam của Đức luôn có sự đồng hành của rất nhiều bạn trẻ, những người luôn khát khao được cống hiến cho đất nước, đơn giản vì muốn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam". Hành trình đó, chúng tôi gọi là “đi để trở về" của những tài năng Việt.