Gỡ khó về vật liệu thi công đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 12.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì giao ban Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô để bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc về mỏ vật liệu cho dự án.

Theo báo cáo, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song các dự án thành phần và nhiệm vụ trong dự án Vành đai 4 đang được các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai thực hiện khẩn trương, đồng bộ ở tất cả các khâu.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Công trình giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, tính đến ngày 8.9, toàn thành phố đã phê duyệt và thu hồi đất được 706,22/793,80 ha, đạt 87,93%.

Tổng số mộ đã di chuyển là 6.332/10.059 ngôi, đạt 62,95%. Đến nay, Ban Quản lý đã tiếp nhận 638,35 ha đất thu hồi, phần còn lại sẽ thực hiện bàn giao trong tháng 9.2023. Đến nay, 7 khu tái định cư đã được khởi công và thực hiện tại các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín.

Đối với dự án thành phần 2.1 trên toàn tuyến (xây dựng đường song hành - đường đô thị), các nhà thầu đã tổ chức 11 mũi thi công; trong đó đã bóc đất hữu cơ lên khuôn đường khoảng 10 km, đắp nền K95 khoảng 1,5 km, đang triển khai thi công rải vải địa kỹ thuật, cắm bấc thấm xử lý nền đất yếu...

Tuy nhiên, theo báo cáo, khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình thi công dự án đường Vành đai 4 là nguồn vật liệu đất, cát.

Đến nay, đơn vị tư vấn đã khảo sát tổng số 17 mỏ đất với tổng trữ lượng 57,24 triệu m3, bao gồm 3 mỏ tại Hà Nội, 6 mỏ tại Hòa Bình, 4 mỏ tại Vĩnh Phúc, 4 mỏ tại Thái Nguyên.

Trong đó, trên địa bàn Hà Nội hiện nay chưa có mỏ đất có giấy phép cấp cho các dự án xây dựng; qua khảo sát chỉ có 3 mỏ đất (chưa quy hoạch) với tổng trữ lượng khoảng 7,127 triệu m3, nhưng lại nằm trong quy hoạch rừng sản xuất hoặc đã có đề án đóng cửa mỏ, đang đề nghị tiếp tục khai thác.

Nhìn chung, nguồn cung đất, cát đắp phục vụ thi công đường Vành đai 4 tại Hà Nội đang khó khăn. Các nhà thầu mới chỉ sử dụng vật liệu từ nguồn thương mại, bao gồm 12 mỏ đất đắp và cát đắp (không có mỏ nào thuộc địa bàn Hà Nội).

Đặc biệt, đến nay, chưa có mỏ vật liệu nào được thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Trong khi đó, nguồn vật liệu thương mại do vận chuyển xa (không phải trên địa bàn Hà Nội), nên giá quá cao so với đơn giá nhà nước.

Hiện nay, để thực hiện theo cơ chế đặc thù về mỏ vật liệu phục vụ Dự án thành phần 2.1, nhà thầu Vinaconex đã đăng ký khai thác mỏ đất đồi Gò Đỉnh, mỏ cát Chu Phan; Tổng công ty xây dựng Trường Sơn đăng ký khai thác mỏ cát Thạch Đà 1, mỏ cát Chu Phan 1.

Kết luận chỉ đạo tháo gỡ vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhấn mạnh, đây là việc làm cấp thiết để bảo đảm vừa tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, hạ giá thành, vừa đáp ứng ổn định, lâu dài nhu cầu vật liệu thi công.

Bí thư Thành  ủy Hà Nội chỉ đạo, đơn giản hóa, rút ngắn tối đa các thủ tục, áp dụng cơ chế đặc thù cho phép chỉ định khai thác theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Bí thư Thành ủy yêu cầu, thời hạn tập trung hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ này là trong tháng 9.2023.

Trong đó, ông Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, đối với các mỏ đất, cát cần điều chỉnh quy hoạch khoáng sản để đưa khai thác, UBND thành phố phải triển khai thực hiện ngay để kịp trình Thường trực HĐND thành phố trong tháng 9 này, qua đó bảo đảm đầy đủ tính pháp lý.

Bí thư Hà Nội cũng đề nghị, giao Công an thành phố vào cuộc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản tại các mỏ cát, mỏ đất trên địa bàn thành phố. Kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản, ưu tiên phục vụ cho các công trình trọng điểm quốc gia.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo các cấp, các ngành, các quận, huyện tập trung cao độ cho công tác đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư; sẵn sàng phương án hỗ trợ tạm cư.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, chi trả đền bù dự án đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Các địa phương tại Hà Nội đang đẩy nhanh việc chi trả bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4; cùng với đó, gấp rút hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư liên quan đến dự án.

Giám sát cơ chế đặc thù dự án đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia như Sân bay Long Thành, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh...

Hà Nội - Bắc Ninh - Hưng Yên cùng tháo gỡ khó khăn cho dự án đường Vành đai 4

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, hiện nay, kinh tế khó khăn, dự án Vành đai 4 chính là đòn bẩy rất quan trọng. Ngay cả các tỉnh không có dự án đi qua cũng đang rất chờ đợi, sẵn sàng đầu tư đường nối để tận dụng cơ hội mà dự án mang lại.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.