Muốn mở cửa "bầu trời" phải thay đổi chiến lược xét nghiệm COVID-19

Vương Trần |

Theo các chuyên gia, phải thay đổi chiến lược xét nghiệm COVID-19 tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng.

Ngày 3.9, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp triển khai công tác phòng, chống dịch dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Tại cuộc họp, sau khi nghe Bộ Y tế báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới, công tác tổ chức xét nghiệm, các chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất sinh phẩm xét nghiệm và thành viên Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tinh thần phải chung sống an toàn với dịch và thảo luận sâu về chiến lược xét nghiệm phù hợp với tình hình mới.

Các đại biểu khẳng định trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó có vai trò quan trọng của công tác xét nghiệm, nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tính tới thời điểm hiện tại, với quy mô dân số gần 100 triệu dân, nhưng tổng chi phí dành cho công tác chống dịch chưa đến 400 triệu USD. Chúng ta không chỉ ngăn chặn dịch hiệu quả mà còn là một trong những nước chống dịch tiết kiệm nhất.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra là phải bảo đảm mục tiêu kép là vừa tổ chức phòng, chống dịch bệnh vừa phải bảo đảm phát triển kinh tế.

Trước mắt và dễ thấy nhất là yêu cầu phải mở các chuyến bay thương mại để đón chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường các hoạt động giao lưu đem lại lợi ích cho quốc gia, cùng với đó là những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó có chiến lược xét nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao đổi về một số nội dung về chiến lược xét nghiệm COVID-19 mới. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao đổi về một số nội dung về chiến lược xét nghiệm COVID-19 mới. Ảnh: VGP/Đình Nam

Các chuyên gia nhấn mạnh phải thay đổi chiến lược xét nghiệm theo hướng tổ chức xét nghiệm nhanh tại các cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu, địa điểm công cộng tập trung đông người để đẩy nhanh quá trình sàng lọc, phát hiện ca bệnh, không để sót, lọt các ca nhiễm.

Thực tiễn cũng cho thấy, để phục vụ phát triển kinh tế, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu… đã triển khai việc xét nghiệm nhanh để quản lý người nhập cảnh tại các cảng hàng không quốc tế.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có các công nghệ và loại sinh phẩm cho xét nghiệm tìm kháng thể và kháng nguyên. Cụ thể, xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có loại sinh phẩm sử dụng máy và loại không cần sử dụng máy. Nhược điểm của loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng thể là chỉ có độ nhạy, độ đặc hiệu cao đối với người nhiễm bị SARS-CoV-2 từ 7 ngày trở lên.

Trong khi đó, xét nghiệm tìm kháng nguyên đang được thực hiện bằng phương pháp Realtime -PCR có thời gian thực hiện lâu, có yêu cầu cao về kỹ năng, quy trình thao tác.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu chiến lược xét nghiệm mới, Thường trực Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng cần đẩy mạnh phát triển các loại kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có ưu điểm của cả xét nghiệm nhanh tìm kháng thể và xét nghiệm tìm kháng nguyên theo phương pháp Realtime -PCR.

Các kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên phải dễ thao tác, có thể sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện có, thời gian thực hiện ngắn hơn nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn phương pháp Realtime -PCR hiện nay.

Hiện nay đã có 3 đơn vị tại Việt Nam đang nghiên cứu các kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên và đang ở những khâu cuối cùng để có sản phẩm.

Tại cuộc họp, các chuyên gia đề xuất, trong khi chờ sản phẩm sản xuất trong nước, trước mắt Việt Nam có thể xem xét nhập khẩu kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên có chất lượng cao từ một số nước tiên tiến để sử dụng tại các sân bay, cảng hàng không.

Về các phương án sản xuất vaccine chống COVID-19, các chuyên gia thống nhất, trên tinh thần tự lực, tự cường, các đơn vị trong nước tăng cường nghiên cứu, tăng tính chủ động trong việc sản xuất vaccine trong phòng, chống dịch COVID-19.

Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone – Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ TT và TT rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người!

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chống dịch COVID-19 trong tình hình mới: Không chủ quan, nhưng cũng không thể tiếp tục đóng cửa sản xuất

Thùy Linh - Lệ Hà |

Tại Cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về tình hình phòng chống dịch COVID-19 chiều tối 27.8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Y tế gấp rút tham mưu đưa ra chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 19 nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động phòng chống dịch thích ứng với tình hình hiện nay.

Thủ tướng: Xã hội có niềm tin lớn vào chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19

Vương Trần |

Thủ tướng cho biết có 97% số người dân được hỏi bày tỏ đồng tình, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua.

Bộ Y tế đang xây dựng “Sổ tay” chống dịch COVID-19 giai đoạn mới

Vương Trần - Hoàng Lê |

Bộ Y tế đang tổng hợp lại tất cả các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 để xây dựng “Sổ tay” cho tất cả các đơn vị, các địa phương.

HLV Kim Sang-sik: Quế Ngọc Hải có nhiều áp lực

Chi Trần |

Huấn luyện viên Kim Sang-sik chia sẻ về màn trình diễn của Quế Ngọc Hải trong trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Ấn Độ.

Giờ thứ 9: Gả vợ cho chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng sống cùng nhau nhưng không có tình cảm. Bà vợ luôn ủng hộ chồng tìm được tình yêu mới. Câu chuyện hôn nhân kỳ lạ này sẽ đi về đâu?

Cảnh báo rủi ro ở nhóm trái phiếu bất động sản đáo hạn

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến hơn 87,5 nghìn tỉ đồng, trong đó rủi ro cao tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.

Kỳ vọng chất lượng dịch vụ xe buýt ở Hà Nội tăng theo giá vé

Thanh Huyền |

Từ 1.11.2024, Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giá vé xe buýt sau 10 năm áp dụng giá vé cũ.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Chống dịch COVID-19 trong tình hình mới: Không chủ quan, nhưng cũng không thể tiếp tục đóng cửa sản xuất

Thùy Linh - Lệ Hà |

Tại Cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về tình hình phòng chống dịch COVID-19 chiều tối 27.8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Y tế gấp rút tham mưu đưa ra chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 19 nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động phòng chống dịch thích ứng với tình hình hiện nay.

Thủ tướng: Xã hội có niềm tin lớn vào chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19

Vương Trần |

Thủ tướng cho biết có 97% số người dân được hỏi bày tỏ đồng tình, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua.

Bộ Y tế đang xây dựng “Sổ tay” chống dịch COVID-19 giai đoạn mới

Vương Trần - Hoàng Lê |

Bộ Y tế đang tổng hợp lại tất cả các hướng dẫn phòng dịch COVID-19 để xây dựng “Sổ tay” cho tất cả các đơn vị, các địa phương.