Nên cởi mở việc ghi âm, ghi hình phiên tòa với báo chí

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng nên cởi mở hơn việc ghi âm ghi hình đối với nhóm đối tượng là phóng viên, báo chí đưa tin tại phiên tòa.

Sáng nay 28.5, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục với phiên thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, quy định về ghi âm, ghi hình là cần thiết. Thực tế cho thấy thông tin về một số vụ án thời gian qua bị đăng tải tràn lan trên các kênh thông tin, mạng xã hội không chính thống.

Các ý kiến trái chiều từ dư luận tạo áp lực không hề nhỏ tới những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xét xử và tuyên truyền pháp luật. Đồng thời ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói, cần cân nhắc thêm 2 nội dung: Không nên giới hạn ghi hình chỉ ở khai mạc và tuyên án mà cần giới hạn cả ghi âm.

“Nếu để người dân tự do ghi âm, ghi hình sẽ ảnh hưởng đến quá trình xét xử, ít nhiều tạo nên sự lộn xộn”, đại biểu này nói và cho biết nhất là phiên tòa ly hôn, tranh chấp kinh tế, có nhiều bí mật đời tư, doanh nghiệp, nếu bị cắt gọt đưa lên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm trên môi trường mạng hiện đang rất khó khăn.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nên cởi mở hơn việc ghi âm ghi hình đối với nhóm đối tượng là phóng viên, báo chí đưa tin tại phiên tòa.

Đây là những người được đào tạo chuyên môn, bài bản, việc thông tin chắc chắn sẽ có tính chuyên nghiệp, khách quan hơn. Nhiều cử tri là phóng viên, nhà báo cũng đã phản ánh về việc này.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), thống nhất chỉ được thực hiện ghi âm, ghi hình khi khai mạc, tuyên án phiên tòa.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp phóng viên, nhà báo muốn ghi âm ghi hình mà bị cáo, bị can đồng ý thì cũng nên cho nhằm bảo vệ quyền tự do dân chủ.

Đặc biệt đối với báo chí, việc ghi âm, ghi hình phải đúng, rõ, cụ thể và chịu trách nhiệm về băng ghi âm ghi hình của mình.

Trong khi đó, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (đoàn Bình Thuận) đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 141 dự thảo Luật như sau:

“Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định khi có sự cho phép của chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp”.

Đại biểu này nói lý do sửa đổi là để bảo vệ quyền con người, quyền công dân đối với hình ảnh, bí mật cá nhân, gia đình.

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố tại phiên tòa nhưng chưa được kiểm chứng, đặc biệt là những thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh... Các thông tin, chứng cứ này cần được hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Ngoài ra, để bảo đảm tính tôn nghiêm tại phiên tòa, tạo điều kiện cho hội đồng xét xử điều hành tốt phiên tòa, không bị phân tâm bởi các yếu tố khác.

CAO NGUYÊN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hai phương án về việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa được trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho biết có ý kiến đề nghị quy định về hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp như luật tố tụng hiện hành. Có ý kiến đề nghị rà soát để không trái với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.

Báo chí ghi âm, ghi hình không làm "méo mó" hoạt động xét xử tại phiên tòa

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho hay, qua những phiên tòa dư luận quan tâm, báo chí đã chuyển tải thông tin kịp thời, thể hiện tính công khai, dân chủ trong hoạt động tư pháp và góp phần thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động tư pháp.

Phóng viên đưa tin chính xác, trung thực, khách quan thì phải ghi âm, ghi hình

Lê Thanh Phong |

Tòa án Nhân dân dân tối cao mới đây đề xuất trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán để đền trái chủ

Tâm Tú |

Tại TPHCM, 2 dự án khu 6A (huyện Bình Chánh) và dự án Amigo (Quận 1) đang được bị cáo Trương Mỹ Lan ưu tiên rao bán để khắc phục thiệt hại cho các trái chủ.

Tin 20h: Người vay méo mặt khi phải trả nợ bằng vàng

NHÓM PV |

Giá vàng nhẫn liên tục phá đỉnh, người dân méo mặt đi "trả nợ" vàng; Quy định của Bộ Giáo dục về việc thu tiền học thêm

Trung tâm Dịch vụ việc làm ở Đồng Nai xuống cấp, hư hỏng

MINH CHÂU |

Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 4ha xuống cấp, hư hỏng.

CLB Thanh Hóa hòa đội bóng Malaysia tại Cúp C1 Đông Nam Á

NHÓM PV |

Dù bị dẫn trước 2 bàn nhưng Thanh Hóa thi đấu quả cảm để cầm hòa Terengganu với tỉ số 2-2 ở lượt trận thứ hai tại Cúp C1 Đông Nam Á 2024-2025 tối 25.9.

Đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

Phương Anh |

Xoay quanh hiện tượng giá bất động sản tại một số đô thị lớn tăng cao, Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất nhằm giảm giá nhà ở.

Hai phương án về việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa được trình Quốc hội

PHẠM ĐÔNG - CAO NGUYÊN |

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho biết có ý kiến đề nghị quy định về hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp như luật tố tụng hiện hành. Có ý kiến đề nghị rà soát để không trái với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai.

Báo chí ghi âm, ghi hình không làm "méo mó" hoạt động xét xử tại phiên tòa

Việt Dũng |

Các chuyên gia luật cho hay, qua những phiên tòa dư luận quan tâm, báo chí đã chuyển tải thông tin kịp thời, thể hiện tính công khai, dân chủ trong hoạt động tư pháp và góp phần thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động tư pháp.

Phóng viên đưa tin chính xác, trung thực, khách quan thì phải ghi âm, ghi hình

Lê Thanh Phong |

Tòa án Nhân dân dân tối cao mới đây đề xuất trong dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi, việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, đồng thời phải có sự cho phép của chủ tọa.