Nghiên cứu thành lập các bảo tàng chuyên ngành quốc gia

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg ngày 15.5.2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (chương trình).

Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực cụ thể, gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa,...

Đối tượng của chương trình bao gồm: Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một;

Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; Đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Chương trình đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm:

1, Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về chương trình.

2, Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc.

3, Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.

4, Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân.

5, Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

6, Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.

7, Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

8, Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện chương trình.

Cụ thể, nhằm bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc, sẽ triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh; khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; nâng cấp, cải tạo một số bảo tàng công lập cấp quốc gia.

Nghiên cứu, thành lập các bảo tàng chuyên ngành cấp quốc gia về nghệ thuật đương đại, nghệ thuật nhiếp ảnh; trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình; chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, kết quả và hiệu quả của chương trình.

UBND các tỉnh, thành theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: Dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ chương trình; đối với các khu đô thị mới, ưu tiên bố trí diện tích và vị trí đất cho xây dựng các công trình văn hóa trong khuôn khổ chương trình.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát, lãng phí kinh phí thực hiện của chương trình…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Di sản Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam

Vương Trần |

Các tham luận phân tích rõ di sản Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc

THEO CHINHPHU.VN |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 137/TB-VPCP ngày 18.4.2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đi lên thành phố trực thuộc Trung ương: Kinh tế song hành cùng văn hóa

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

Thừa Thiên Huế xác định xây dựng và phát triển tỉnh phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Sẽ tăng món ăn cho học sinh sau khi phụ huynh than phiền

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi một phụ huynh lên Facebook than phiền suất ăn trưa của con ở Trường Albert Einstein ít thức ăn, nhà trường đã tiếp thu và sẽ tăng thêm món ăn.

Trực tiếp bóng chuyền Kuzeyboru 1-1 Vakifbank: Thanh Thúy dự bị

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Kuzeyboru của Trần Thị Thanh Thúy gặp đội Vakifbank tại giải bóng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra lúc 18h00 ngày 12.10.

Đổi nơi tổ chức cầu truyền hình chung kết Olympia ở Phú Yên

Hoài Luân |

Trưa 12.10, Sở GDĐT Phú Yên thông báo thay đổi địa điểm tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp trận chung kết Chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2024.

Hàng trăm học sinh bật khóc khi thầy giáo chuyển trường

VIÊN NGUYỄN |

Hàng trăm học sinh ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Sơn Liên, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi - bật khóc khi thầy Nguyễn Ngọc Duy (38 tuổi) chuyển trường.

Di sản Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam

Vương Trần |

Các tham luận phân tích rõ di sản Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc

THEO CHINHPHU.VN |

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 137/TB-VPCP ngày 18.4.2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đi lên thành phố trực thuộc Trung ương: Kinh tế song hành cùng văn hóa

PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

Thừa Thiên Huế xác định xây dựng và phát triển tỉnh phải trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây.