Phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội để chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, nội dung tiếp thu, chỉnh lý các quy định về tổ chức bộ máy thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế.

Sáng 26.3, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Báo cáo tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý các quy định về mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hà Nội; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND TP Hà Nội, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố và UBND phường.

Nội dung tiếp thu, chỉnh lý các quy định về tổ chức bộ máy thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho TP Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Đông
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Phạm Đông

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về quản lý không gian ngầm để phân định rõ phạm vi không gian ngầm được phép sử dụng của người có quyền sử dụng đất.

Đồng thời phân định phạm vi không gian ngầm thuộc quyền quản lý, khai thác của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý có hiệu quả, khai thác giá trị gia tăng từ đất đối với phần không gian ngầm ở các đô thị lớn, đặc biệt là nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội theo chủ trương, yêu cầu tại các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật quy định không gian ngầm phải được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Người sử dụng đất thuộc địa bàn TP Hà Nội được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định (khoản 2 Điều 19).

Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép (thủ tục cấp phép sẽ được nghiên cứu để đơn giản giản hóa thủ tục hành chính theo quy trình một cửa, một cửa liên thông).

Trong một số trường hợp phải trả tiền sử dụng không gian ngầm theo quy định của Chính phủ (chủ yếu tập trung vào công trình ngầm được khai thác, sử dụng cho mục đích kinh doanh) (khoản 2 Điều 19).

Do đây là nội dung mới, chưa có tiền lệ nên việc giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng sẽ tạo sự linh hoạt, chủ động khi ban hành, bảo đảm phù hợp với đặc điểm địa chất và tiềm năng khai thác, sử dụng không gian ngầm của từng khu vực.

Để tăng tính thuyết phục, Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đánh giá tác động về nội dung này trước khi trình Quốc hội thông qua.

Trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể ngay trong luật về giới hạn độ sâu trong lòng đất mà người sử dụng đất bề mặt được quyền sử dụng (có thể là 15 mét) để xác định rõ giới hạn sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất.

Hiện tại, Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do UBND TP Hà Nội ban hành tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 19.3.2022 quy định: việc phân vùng chức năng để xây dựng công trình ngầm được tính theo chiều ngang và chiều thẳng đứng.

Trong đó, theo chiều đứng được phân thành 3 lớp gồm: lớp nông từ 0-5m để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, lối vào tầng hầm của các công trình, các tuyến hầm đi bộ; lớp trung bình từ 5-15m để xây dựng các công trình công cộng ngầm, bãi đỗ xe ngầm và lớp sâu từ 15-30m để xây dựng hệ thống giao thông ngầm, đường sắt đô thị... kỹ thuật chính.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu tăng nguồn thu và cơ chế để Hà Nội giải quyết ùn tắc, ô nhiễm

Bảo Nguyên |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu bổ sung quy định về tăng nguồn thu và cơ chế, chính sách đặc thù khác để thành phố có thể giải quyết một cách căn bản những bất cập, hạn chế hiện nay về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tình trạng úng ngập, ùn tắc giao thông đô thị tại Hà Nội.

Báo cáo cấp có thẩm quyền vấn đề biên chế, tiền lương của công chức Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có quy định trong luật và báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền vấn đề tiền lương, biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức Hà Nội khi sửa Luật Thủ đô.

Chủ tịch Quốc hội lo ngại tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội

Phạm Đông |

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề yếu kém của Thủ đô Hà Nội.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.