Một trong những nội dung thảo luận quan trọng tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL. Các nhà quản lý, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, bàn các giải pháp cụ thể về vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội, thủy lợi, quản lý tổng hợp nguồn nước, phát triển nông nghiệp bền vững…
Tạo khung chiến lược toàn diện
Theo Bộ KH&ĐT, hiện tại có hơn 2.500 quy hoạch vùng ĐBSCL. Số lượng quy hoạch quá nhiều dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và đồng bộ. Hầu hết các quy hoạch chỉ chú trọng giải quyết vấn đề cục bộ của ngành, địa phương, không đặt trong tổng thế phát triển vùng. Bên cạnh đó, các quy hoạch còn dàn trải, không gắn với nguồn lực, chưa giải quyết được các thách thức và rủi ro do hoạt động phát triển, BĐKH và thiên tai. Đặc biệt, liên kết vùng còn yếu và thiếu cơ chế quản lý vùng.
Định hướng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định mục tiêu tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng ĐBSCL làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất, khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và xâm nhập mặn.
Định hướng quy hoạch có quan điểm tổng thể phát triển vùng ĐBSCL theo hướng thích ứng với BĐKH, vận hành theo quy luật tự nhiên và phát huy các giá trị của hệ sinh thái bản địa. Chiến lược quy hoạch vùng dựa trên 2 trụ cột là nông nghiệp và thủy sản. Trong đó, xây dựng chiến lược sử dụng nước chủ động của toàn vùng, giải quyết đồng bộ các vấn đề: Thủy lợi, cấp nước, thoát nước, trữ nước, bảo vệ và phục hồi nước ngầm. Quy hoạch cũng định hướng thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp bảo đảm an ninh lượng thực, sang phát triển kinh tế nông nghiệp có năng suất và giá trị cao; củng cố phát triển các liên kết chuỗi, liên kết vùng. Đồng thời, phát triển hệ thống hạ tầng, tạo động lực cho phát triển vùng, chủ động thích ứng với BĐKH.
Để xây dựng quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL, dự kiến, quý I/2018 sẽ tuyển chọn xong tư vấn quốc tế có năng lực và kinh nghiệm về vùng ĐBSCL hoặc các vùng khác có điều kiện tương tự. Thời gian lập quy hoạch dự kiến khoảng 18 tháng, đến quý I/2019 sẽ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
Một trong những nội dung thảo luận quan trọng tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là quy hoạch tổng thể và phát triển hạ tầng cho ĐBSCL. Các nhà quản lý, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, bàn các giải pháp cụ thể về vấn đề chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội, thủy lợi, quản lý tổng hợp nguồn nước, phát triển nông nghiệp bền vững…
Tạo khung chiến lược toàn diện
Theo Bộ KH&ĐT, hiện tại có hơn 2.500 quy hoạch vùng ĐBSCL. Số lượng quy hoạch quá nhiều dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và đồng bộ. Hầu hết các quy hoạch chỉ chú trọng giải quyết vấn đề cục bộ của ngành, địa phương, không đặt trong tổng thế phát triển vùng. Bên cạnh đó, các quy hoạch còn dàn trải, không gắn với nguồn lực, chưa giải quyết được các thách thức và rủi ro do hoạt động phát triển, BĐKH và thiên tai. Đặc biệt, liên kết vùng còn yếu và thiếu cơ chế quản lý vùng.
Định hướng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định mục tiêu tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng ĐBSCL làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất, khai thác hiệu quả các nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và xâm nhập mặn.
Định hướng quy hoạch có quan điểm tổng thể phát triển vùng ĐBSCL theo hướng thích ứng với BĐKH, vận hành theo quy luật tự nhiên và phát huy các giá trị của hệ sinh thái bản địa. Chiến lược quy hoạch vùng dựa trên 2 trụ cột là nông nghiệp và thủy sản. Trong đó, xây dựng chiến lược sử dụng nước chủ động của toàn vùng, giải quyết đồng bộ các vấn đề: Thủy lợi, cấp nước, thoát nước, trữ nước, bảo vệ và phục hồi nước ngầm. Quy hoạch cũng định hướng thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp bảo đảm an ninh lượng thực, sang phát triển kinh tế nông nghiệp có năng suất và giá trị cao; củng cố phát triển các liên kết chuỗi, liên kết vùng. Đồng thời, phát triển hệ thống hạ tầng, tạo động lực cho phát triển vùng, chủ động thích ứng với BĐKH.
Để xây dựng quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL, dự kiến, quý I/2018 sẽ tuyển chọn xong tư vấn quốc tế có năng lực và kinh nghiệm về vùng ĐBSCL hoặc các vùng khác có điều kiện tương tự. Thời gian lập quy hoạch dự kiến khoảng 18 tháng, đến quý I/2019 sẽ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch.