Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện, bảo đảm an ninh y tế

Phạm Đông |

Chiến lược đặt mục tiêu công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng.

Ngày 23.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 89/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược).

Mục tiêu của chiến lược là mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể là công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện; bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng.

Từng bước kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, nâng cao năng lực quản lý môi trường y tế, các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích và nâng cao sức khỏe người dân.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế từ trung ương đến cơ sở để đáp ứng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh; thu hẹp khoảng cách về bệnh tật, tử vong giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế.

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng ưu tiên.

Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt nhân lực cho y tế cơ sở, khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo; tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sĩ và điều dưỡng; bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

Đồng thời, bảo đảm việc tiếp cận và tính sẵn có của thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế có chất lượng với giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; ưu tiên phát triển công nghiệp dược, dược liệu và thiết bị y tế trong nước.

Tăng tỉ trọng chi tiêu công cho y tế, nâng cao hiệu quả trong phân bổ và sử dụng ngân sách và các nguồn lực cho y tế, đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, biển đảo, bãi ngang ven biển, các khu vực khó khăn.

Đến năm 2045, hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân, đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở, chiến lược thực hiện tăng cường đầu tư mạng lưới y tế dự phòng, năng lực xét nghiệm, bảo đảm đủ năng lực dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.

Tăng cường quản lý các bệnh không lây nhiễm, kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Tập trung xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức Y tế

Lệ Hà |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị Bộ Y tế tập trung triển khai các biện pháp đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; nghiên cứu xây dựng bảng lương mới, đề xuất chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế trong tổng thể cải cách tiền lương.

Nếu y tế tuyến dưới không khắc phục được yếu kém, nên bỏ giấy chuyển tuyến

Anh Tuấn |

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) cho rằng, nếu những vấn đề yếu kém, tồn tại của tuyến dưới không khắc phục được thì nên bỏ giấy chuyển tuyến để tạo điều kiện chữa trị cho bệnh nhân, nhất là những ca bệnh nặng.

Đánh giá việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện do thiên tai, dịch bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 14.6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023.

Hối hả cứu cửa hàng đồ điện khỏi hỏa hoạn ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Người dân đã khẩn trương giúp chủ cửa hàng đồ điện tại TP Cẩm Phả di chuyển tài sản ra khỏi đám cháy.

Xác định nguyên nhân vụ cha đánh con 3 tháng tuổi nhập viện

Hoài Phương |

Bình Định - Liên quan vụ cháu bé 3 tháng tuổi bị cha bạo hành, phải nhập viện với nhiều vết bầm trên cơ thể, Công an đã xác định được nguyên nhân vụ việc.

Nhà văn Hàn Quốc Han Kang giành giải Nobel Văn chương 2024

Thanh Hà |

Giải Nobel Văn chương năm 2024 đã được trao cho Han Kang - một tác giả người Hàn Quốc.

Bất ngờ kết quả kiểm định đồng hồ vụ hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Công ty CP Nước sạch Thái Bình xử lý, giải quyết vụ chủ quán cafe khiếu nại vì hóa đơn nước tăng cao đột biến, bất thường ra sao?

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Vàng nhẫn tiếp đà giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Giá vàng đồng loạt sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Tập trung xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức Y tế

Lệ Hà |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đề nghị Bộ Y tế tập trung triển khai các biện pháp đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; nghiên cứu xây dựng bảng lương mới, đề xuất chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế trong tổng thể cải cách tiền lương.

Nếu y tế tuyến dưới không khắc phục được yếu kém, nên bỏ giấy chuyển tuyến

Anh Tuấn |

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TPHCM) cho rằng, nếu những vấn đề yếu kém, tồn tại của tuyến dưới không khắc phục được thì nên bỏ giấy chuyển tuyến để tạo điều kiện chữa trị cho bệnh nhân, nhất là những ca bệnh nặng.

Đánh giá việc sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện do thiên tai, dịch bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 14.6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023.