Tái cơ cấu nền kinh tế phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, chống cát cứ chia cắt

Vương Trần |

Về việc tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, phải vượt qua được tư duy nhiệm kỳ, tư duy về lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành để chống cát cứ chia cắt. Phải tính đến lợi ích tổng thể của nền kinh tế, tính đến liên vùng, liên ngành.

Sau 31 ý kiến phát biểu trong phiên thảo luận trực tuyến về cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, ngày 30.10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có phát biểu báo cáo, giải trình, tiếp thu một số vấn đề đại biểu nêu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quá trình cơ cấu này là một quá trình phân bổ lại nguồn lực cho phát triển trên phạm vi ở tầm quốc gia.

Trong đó, việc vâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó giúp nâng cao được năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Đây là một quá trình chúng ta phải thay đổi hệ thống thể chế, chính sách phù hợp với tình hình mới.

“Chúng ta không chỉ tập trung vào cơ cấu lại các ngành và các thành phần kinh tế hay các không gian kinh tế mà còn phải quan tâm đến những lĩnh vực quan trọng, có tiềm năng, lợi thế hoặc là dư địa mới, lớn và cơ hội mới để làm sao trở thành những ngành mũi nhọn mang tính lan tỏa, dẫn dắt, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế” - ông Dũng nói thêm về bản chất của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Ông Dũng nêu lên thực tế hiện trong 3 lĩnh vực trọng tâm là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng chúng ta chưa đạt hiệu quả đúng như trong kế hoạch.

Sản xuất đang còn mang tính gia công lắp ráp nhiều, nội địa hóa còn thấp, phụ thuộc vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn lớn. Năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, tính chống chịu của chúng ta còn rất thấp, chưa kể những thách thức mới trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Dũng, đột phá trong giai đoạn tới tập trung vào ba vấn đề lớn. Đó là thể chế, chuyển đổi số và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh hơn, thực chất hơn là việc hết sức cần thiết hiện nay. Nếu không chúng ta không thể thực hiện được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Bên cạnh đó là nguy cơ không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, không ứng phó được với biến đổi khí hậu cũng như các thiên tai, dịch bệnh hiện nay…

Trước những yêu cầu cấp thiết trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tất cả các bộ, các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu phải thấy được trách nhiệm của mình, ý thức được. Phải coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để chúng ta quyết tâm thực hiện với một tư duy tầm nhìn mới.

“Phải vượt qua được các tư duy nhiệm kỳ, tư duy về lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành để chống cát cứ, chia cắt. Phải tính đến lợi ích tổng thể của nền kinh tế, tính đến liên vùng, liên ngành, từ đấy chúng ta mới giải quyết được. Chứ nếu chúng ta đi theo từng phân khúc, chia cắt nó ra thì rất khó mang lại hiệu quả chung cho cả nền kinh tế” - ông Dũng nhấn mạnh.

Về tờ trình Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Trong đó, đáng chú ý là các mô hình kinh tế mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công, mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp…

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng dầu lên cao nhất 7 năm qua, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm bình ổn

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp hỗ trợ, bình ổn giá xăng dầu. Vì giá xăng dầu tăng rất nhanh và chúng ta vẫn còn dư địa để bình ổn.

Tái cơ cấu kinh tế: Không giải toả nút thắt giống như cao tốc còn điểm nghẽn

Vương Trần |

Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) cho rằng, nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì như xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được những điểm nghẽn.

Phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm an toàn, minh bạch

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 29.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Qua thảo luận, nhiều đại biểu đều nhất trí với việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, khắc phục những bất cập của Luật sau hơn 20 năm thi hành, phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm an toàn, minh bạch.

Đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích nhiều ngày tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Mực nước gần 61m, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ 4 cửa

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với tổng lưu lượng xả xuống hạ du tăng từ 1.440 m3/giây - 1.490m3/giây, xả 4 cửa.

Giá xăng dầu lên cao nhất 7 năm qua, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm bình ổn

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp hỗ trợ, bình ổn giá xăng dầu. Vì giá xăng dầu tăng rất nhanh và chúng ta vẫn còn dư địa để bình ổn.

Tái cơ cấu kinh tế: Không giải toả nút thắt giống như cao tốc còn điểm nghẽn

Vương Trần |

Đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) cho rằng, nếu cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì như xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được những điểm nghẽn.

Phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm an toàn, minh bạch

VƯƠNG TRẦN |

Ngày 29.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Qua thảo luận, nhiều đại biểu đều nhất trí với việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, khắc phục những bất cập của Luật sau hơn 20 năm thi hành, phát triển thị trường kinh doanh bảo hiểm an toàn, minh bạch.