Thiếu tướng Công an nói về loạt công nghệ xử phạt vi phạm giao thông

Lam Duy |

Theo Cổng thông tin Bộ Công an, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) - vừa có trao đổi với báo chí về các nội dung liên quan dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có các quy định về áp dụng công nghệ trong xử phạt vi phạm giao thông.

Trong chương trình làm việc kỳ họp thứ 6 Quốc hội vừa qua, một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định tỉ lệ nồng độ cồn bằng 0 trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Luật TTATGT Đường bộ) sẽ khó khả thi, nên chăng đề ra ngưỡng hay tỉ lệ giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe.

Về nội dung này, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho hay, với quan điểm bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông là trên hết, khoản 1 Điều 8 dự thảo Luật TTATGT Đường bộ hiện tại quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị cấm.

Quy định này nhằm hạn chế tai nạn giao thông, bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông và thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (khoản 6 Điều 5 quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm).

Thực tế, sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia giảm đáng kể, chứng minh được hiệu quả của quy định trên trong thực tế.

Do đó, việc đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn cho phép phù hợp với từng loại phương tiện giao thông cần phải được nghiên cứu, đánh giá thận trọng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi. Dự thảo Luật đang đề xuất tỉ lệ nồng độ cồn bằng 0.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp. Ảnh: Bộ Công an
Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp. Ảnh: Bộ Công an

Một nội dung cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận là tại các buổi thảo luận ở tổ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định cần áp dụng công nghệ ngay để giảm tiêu cực trong lĩnh vực xử phạt phương tiện giao thông vi phạm, hướng đến không xử phạt vi phạm giao thông trực tiếp.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho hay, quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng dự án Luật TTATGT Đường bộ. Dự thảo Luật vì vậy dành nhiều dung lượng nội dung quy định về ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được bao phủ hầu hết ở các chương.

Trong đó, ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ vào 2 lĩnh vực, cụ thể: Phục vụ phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Điều 62) thông qua vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị chỉ huy giao thông thông minh; cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera điều hành giao thông; thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.

Đồng thời, phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông (Điều 67) thông qua Trung tâm chỉ huy giao thông với chức năng là nơi thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin tình hình giao thông phục vụ chỉ huy, điều hành giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan tới giao thông đường bộ; cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông; nghiên cứu giải pháp bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.

Theo phân tích của Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, những quy định nêu trên sẽ góp phần điều hành giao thông thông minh, tương ứng với xu thế phát triển cách mạng 4.0; giảm được tiếp xúc giữa Cảnh sát giao thông với người dân thông qua giám sát, xử lý vi phạm bằng dữ liệu, hình ảnh, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Một ví dụ cụ thể là thay vì trực tiếp chỉ huy, điều khiển giao thông tại các tuyến đường bộ, Cảnh sát giao thông sẽ giám sát tình hình giao thông qua hệ thống giám sát tại Trung tâm chỉ huy giao thông để kịp thời có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông phù hợp.

Qua hệ thống giám sát, Cảnh sát giao thông cũng sẽ kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm; dữ liệu vi phạm sẽ được trích xuất, thông báo cho chủ phương tiện để thực hiện công tác xử phạt trên môi trường điện tử; người vi phạm sẽ thực hiện thủ tục nộp phạt qua các dịch vụ công trực tuyến, không phải tiếp xúc trực tiếp với Cảnh sát giao thông, nhờ đó hạn chế tối đa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Các quy định về tích hợp nhiều loại giấy tờ khi tham gia giao thông vào ứng dụng VNeID cũng đang là nội dung được người dân mong mỏi từ lâu.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho hay, dự thảo Luật TTATGT Đường bộ hiện tại quy định người dân không phải mang theo một số loại giấy tờ liên quan đến điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp thông tin của các loại giấy tờ đó đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước theo quy định.

"Nếu quy định này được thông qua thì sẽ được áp dụng trên thực tế. Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm tính khả thi của quy định này" - Thiếu tướng Phạm Công Nguyên khẳng định.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Phát động người dân ghi hình các xe vi phạm giao thông gửi CSGT xử lý

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Người dân trong quá trình tham gia giao thông nếu phát hiện các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông thì quay video, chụp ảnh, dễ dàng gửi thông tin cho Cảnh sát giao thông (CSGT) qua tài khoản Zalo OA mang tên "Phòng CSGT Bình Thuận" để xử lý theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Công an nói về những điểm mới của Luật TTATGT đường bộ

Cẩm Hà |

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ bổ sung một số quy định mới phù hợp với xu hướng, tiến trình chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân.

Công nghệ AI trong xử lý vi phạm giao thông và ngăn chặn tội phạm

Hoàng Long |

Chỉ vài tháng sau khi được áp dụng rộng rãi, hệ thống camera giám sát tích hợp trí tuệ nhân tạo - AI đã phát huy hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm giao thông tại tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc. Qua đó góp phần giảm thiểu các lỗi vi phạm và tai nạn giao thông, đặc biệt là các loại tội phạm...

Mắc bẫy lừa đảo mua "combo du lịch" vì ham rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Đánh vào tâm lý "ham rẻ" khi tham quan, nghỉ dưỡng của người dân, đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch.

Xuất hiện sạt lở nguy hiểm tại bờ sông Cầu, Thái Nguyên

Ngọc Minh |

Sau khi mực nước sông Cầu dâng cao, nhiều vị trí sát mép bờ tại địa phận xã Nhã Lộng (huyện Phú Bình, Thái Nguyên) tiếp tục nguy cơ sạt lở khiến người dân bất an.

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Lục Giang |

Ngoài trái phiếu ngân hàng, thị trường trái phiếu ghi nhận những tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản với những lô trái phiếu giá trị lớn.

Hiện trường vụ sập giàn giáo cầu chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Lam Thanh |

Tại hiện trường là khung cảnh đổ nát sau vụ sập giàn giáo trong quá trình đổ bê tông hầm chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Gia cảnh khó khăn của trưởng công an xã mất khi trực lũ

Vũ Bảo - Trần Bùi |

Yên Bái - Thiếu tá Trần Đông, Trưởng Công an xã Vân Hội, ra đi để lại vợ và 2 con thơ.