Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói về giải pháp phá băng thị trường bất động sản

Vương Trần - Phạm Đông |

Trước tình trạng thị trường bất động sản gần như đóng băng thời gian qua, giao dịch trầm lắng, thanh khoản giảm, nguồn cung khan hiếm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Tổ công tác của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang tích cực làm việc với các địa phương, doanh nghiệp để “phá băng” cho thị trường này.

Tại họp báo Chính phủ chiều nay (1.12), Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có những thông tin liên quan tới việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Theo ông Sinh, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản có những biến động, nổi lên một số vấn đề. Trong đó, nguồn cung bất động sản trong thời gian qua có những chiều hướng giảm.

Hoạt động giao dịch bất động sản có những trầm lắng, thanh khoản trong hoạt động giao dịch bất động sản giảm. Tình hình các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có gặp phải những khó khăn, một số doanh nghiệp phải cho công nhân, lao động tạm thời nghỉ việc.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trả lời câu hỏi của báo chí về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, các dự án bất động sản. Ảnh: P.Đông
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trả lời câu hỏi của báo chí về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản, các dự án bất động sản. Ảnh: P.Đông

Trước những khó khăn như vậy, Thủ tướng Chính phủ có những quyết định kịp thời, thành lập Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Tổ công tác sẽ làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. các hoạt động của thị trường bất động sản cho ổn định và lành mạnh.

Thứ trưởng Sinh cho biết, ngay sau khi thành lập, làm việc với các địa phương, doanh nghiệp, làm việc với UBND TP.HCM, Hà Nội và một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản để lắng nghe khó khăn, vướng mắc. Bước đầu, sau khi làm việc tại 2 thành phố lớn, nổi lên một số vấn đề, khó khăn, vướng mắc.

Đó là, vướng mắc liên quan tới pháp luật về đất đai, vấn đề đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Cùng với đó, nguồn lực của các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp khó khăn trong vấn đề tài chính doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính do những vấn đề về nguồn vay tín dụng, trái phiếu…Nhóm vấn đề nữa là khó khăn trong các thủ tục hành chính, thủ tục về phê duyệt các dự án nhà ở tại một số các địa phương. Một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Qua bước đầu làm việc, Tổ công tác đã có những hướng dẫn về mặt thực thi, thể chế, phối hợp với các địa phương phân loại các nhóm khó khăn, vướng mắc. Những gì thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các doanh nghiệp thì có những khuyến nghị phù hợp để cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư. Những vướng mắc thuộc thẩm quyền các địa phương thì có rà soát và đề nghị các địa phương khẩn trương, triển khai phê duyệt các dự án, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một số nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Tổ công tác phân loại nhóm lĩnh vực theo chức năng nhiệm vụ, như vấn đề vấn đai thì giao Bộ TNMT.

Vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá kỹ, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ. Thời gian tới, Tổ công tác tiếp tục làm việc với các thành phố trực thuộc Trung ương, một số địa phương có các dự án bất động sản để đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt đầy đủ thông tin, đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động thị tường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Cùng trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, có 2 khó khăn lớn nhất là thủ tục về đất đai và thứ hai là nguồn tín dụng.

Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, trong các giải pháp Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra, có giải pháp sắp tới cần tập trung là rà soát các phân khúc thị trường, tập trung vào nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Như vậy, bằng những giải pháp đó, thị trường bất động sản dần được khắc phục. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư các dự án bất động sản hiện đang có mức giá cao, cần giảm giá hợp lý để người dân tiếp tục đầu tư, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Vương Trần - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chọn “thời điểm vàng” để đầu tư bất động sản

Anh Huy |

Vào thời điểm thị trường đang có biến động về giá, nhiều người băn khoăn liệu có nên đầu tư bất động sản (BĐS) để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.

Thiếu hàng loạt thủ tục pháp lý, vẫn lấp đất ruộng làm dự án bất động sản

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Đất nằm ở vị trí đắc địa, nhưng giá đền bù, hỗ trợ vỏn vẹn 149 triệu đồng/500m2 đất lúa, đồng thời thiếu hàng loạt các thủ tục pháp lý, nhưng Công ty TNHH MTV Đất Xanh Quảng Ngãi vẫn tiến hành lấp đất ruộng, làm dự án bất động sản.

Thực hư giá bất động sản vùng ven giảm mạnh

ANH HUY |

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản ven đô có dấu hiệu chững lại rõ rệt, nhiều chủ đất bắt đầu rao bán cắt lỗ. Tuy nhiên, so với những thời điểm trước đây thì giá đất nền vùng ven vẫn ở mức cao, có những trường hợp rao bán cắt lỗ chỉ là chiêu “đánh lừa” khách hàng…

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".