Tiến độ giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 347.000 tỉ đồng rất chậm

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ dù đã gần nửa năm 2022 nhưng tiến độ giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 347.000 tỉ đồng rất chậm. Trong khi đó, chương trình này chỉ được giải ngân trong hai năm 2022 - 2023.

Sáng 11.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 11.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các nội dung được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 và một số nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra đã tích cực, trách nhiệm và khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để trình, xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các nhóm nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 gồm:

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về cập nhật bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021. Trong đó, trọng tâm xét xét các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu đạt được có thay đổi lớn so với báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ năm 2021 là năm đầu tiên nước ta triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm.

Năm 2022, ngoài thực hiện nghị quyết của kỳ họp Quốc hội thường kỳ còn có việc triển khai thực hiện nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, được thông qua tại kỳ họp bất thường (tháng 1.2022) và gói hỗ trợ 347.000 tỉ của chương trình này chỉ được giải ngân trong hai năm 2022 - 2023.

Chủ tịch Quốc hội cho hay, đã nửa năm 2022 nhưng gói 347.000 tỉ đồng của chương trình phục hồi rất chậm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 11.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 11.

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4.2022. Cho ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Trong đó, chất lượng giải quyết kiến nghị cử tri ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Nhiều kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thẳng thắn, đánh giá những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong báo cáo.

Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Tiếp đó, cho ý kiến về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là 3 dự án giao thông trọng điểm quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư. Các dự án có sử dụng đa dạng nguồn vốn của ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, vốn đầu tư thuộc vốn đầu tư trung hạn và vốn đầu tư từ gói kích thích kinh tế cũng như các nguồn vốn khác.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Giới đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế của Việt Nam

Song Minh |

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 4 tháng đầu năm 2022 giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19, đồng thời phản ánh sự tin tưởng của giới đầu tư nước ngoài, theo nhận định của Tân Hoa xã.

Du lịch là một trong những giải pháp phục hồi kinh tế nhanh nhất

An Thượng |

Cho đến thời điểm này, mọi hoạt động du lịch, đón khách tham quan, nghỉ dưỡng... tại miền Trung đã diễn ra bình thường, không hề có bất cứ khó khăn, trở ngại nào đối với du khách. Tuy nhiên, còn rất lâu mới có thể khôi phục được lượng khách cũng như các dịch vụ du lịch như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19...

Phục hồi kinh tế ngay từ đầu năm: Lạc quan, quyết tâm xoá nhiều điểm nghẽn

Linh Anh |

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm 2022 được đánh giá là có nhiều điểm sáng với hàng loạt những quyết sách từ Chính phủ. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này cũng đã xuất hiện những “điểm nghẽn” mới cần sớm giải quyết.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.