Triển khai hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người lao động

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh nội dung cần thảo luận như triển khai có hiệu quả gói phục hồi kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt, nhất là các dự án có tính liên vùng, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ người lao động.

Ứng phó chủ động, linh hoạt là chìa khoá để “lội ngược dòng”

Sáng 18.9, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức diễn đàn Kinh tế- Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Phát biểu đề dẫn, gợi ý một số nội dung của diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, diễn đàn là một sự lựa chọn rất cần thiết vào thời điểm này. Từ đó để các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách cùng các chuyên gia trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi tìm kiếm các giải pháp tiếp tục duy trì ổn định, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh và trong gần 9 tháng qua và được dự báo có mức tăng trưởng lạc quan trong năm 2022. Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ, các động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài.

Nhấn mạnh điều này, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời ứng phó chủ động, linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng là chìa khoá để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “lội ngược dòng” thành công và duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động.

Thực tiễn trước đây đã chứng tỏ rằng, chỉ khi các chỉ số vĩ mô được giữ ổn định, nền kinh tế mới hội đủ năng lực chống chịu, có dư địa để chủ động ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất ngờ và phục hồi nhanh chóng sau các biến động đó.

Toàn cảnh diễn đàn.
Toàn cảnh diễn đàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô không chỉ nằm ở chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hay quản lý, điều tiết giá cả mà còn nằm ở việc tháo gỡ những điểm nghẽn để nền kinh tế vận hành thông suốt. Các doanh nghiệp tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư, khơi thông dòng chảy trên thị trường và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 

Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nhấn mạnh 3 nội dung chính cần tập trung thảo luận gồm:

Một là, tiếp tục cải cách thể chế, tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản. Đặc biệt trong công tác đấu giá đất và phát triển thị trường quyền sử dụng đất để khai thác có hiệu quả nhất một trong những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.

Hai là, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt tốt các cơ hội mà hội nhập đang mang lại cho Việt Nam, khôi phục và mở rộng hoạt động sau đại dịch.

Triển khai có hiệu quả gói phục hồi kinh tế-xã hội, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt nhất, như chi cho đầu tư hạ tầng đã hoàn thành cơ bản các thủ tục, nhất là các dự án có tính liên vùng, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ người lao động.

Ba là, khơi thông các điểm nghẽn, tạo điều kiện cho các địa phương, các ngành kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai các quy hoạch. Tăng cường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ và mở ra một không gian mới, động lực mới cho sự phát triển vùng, các địa phương trong vùng và nền kinh tế quốc gia.

Đặc biệt, ưu tiên tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển Thủ đô Hà Nội và TPHCM, hai đầu tàu kinh tế của cả nước gắn liền với các vùng xung quanh như: Vùng Thủ đô Hà Nội - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng TPHCM – Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ.

Chú trọng một số đột phá phát triển như các tuyến hành lang kinh tế dọc các trục giao thông, tuyến cao tốc, các khu kinh tế cửa khẩu…

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như là yếu tố “bất biến’’ để ứng với “vạn biến’’ của tình hình kinh tế quốc tế.

Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững

Minh Hạnh |

Vừa qua, UBND tỉnh Tuyên Quang phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng trung du và miền núi phía Bắc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững”.

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế-xã hội Việt Nam 2022

Trung tâm truyền thông đa phương tiện |

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra ngày 18.9 được kỳ vọng là ngân hàng giải pháp, tiếp tục củng cố cho nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.

Bác tin "lái đò Chùa Hương bị cắt suất sau khi đi hỗ trợ bão lũ"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin nhiều lái đò Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) sau khi chuyển đò đi cứu trợ vùng lũ bị cắt suất, không cho chèo đò phục vụ khách.

Lý do tiếp tục đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát

ĐÌNH TRỌNG |

Sau khi phục hồi điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã hoàn tất điều tra, ra kết luận chuyển hồ sơ đề nghị truy tố cựu Bí thư TX Bến Cát.

Thu nhập thấp, công nhân xoay xở lo chi phí đầu năm học

NGỌC DIỆP |

Để lo các khoản chi tiêu đầu năm học mới cho con, nhiều công nhân, người lao động phải tiết kiệm, xoay xở đủ mọi cách.

Gia hạn xác minh vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Đại học Huế vừa có thông báo liên quan đến vụ việc luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học bị tố đạo văn.

Quảng Ninh chi 1.000 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh đã thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên cho khắc phục hậu quả bão số 3.