Vì sao Chính phủ và các địa phương liên tục muốn có cơ chế đặc thù?

Nhóm phóng viên |

Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi vì sao thời gian vừa qua, Chính phủ và các địa phương liên tục muốn có cơ chế đặc thù, phải chăng là do thể chế, thủ tục hành chính còn lạc hậu, nặng nề, chưa theo kịp với thực tiễn, mất nhiều thời gian.

Trong phiên làm việc hôm nay (30.5), đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Đóng góp về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) đề xuất, kể từ năm 2025 trở đi, cần bổ sung báo cáo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính để Quốc hội nghiên cứu, thảo luận, giám sát chất lượng hơn về vấn đề này, nhất là đối với lĩnh vực cần phải thực hiện cải cách để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Theo nữ đại biểu, nhiều năm qua, cải cách thủ tục hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là khâu trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước.

Theo đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 đã xác định trọng tâm lớn đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cá nhân trong bộ máy Nhà nước đi đôi với năng lực thực thi, xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

“Trong các phiên thảo luận từ đầu nhiệm kỳ, rất nhiều đại biểu Quốc hội có kiến nghị liên quan đến cải cách thủ tục hành chính. Mặc dù từ năm 2021 đến nay, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ, ngành trung ương thực hiện cắt giảm 2.866 quyết định kinh doanh, phân cấp 206 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 763 thủ tục hành chính, đồng thời rà soát, cắt giảm những thủ tục không cần thiết để phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhưng theo báo cáo đánh giá của Chính phủ và kiến nghị của cử tri và địa phương, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp” - nữ đại biểu nói.

Đồng thời, theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, một lý do nữa cho đề xuất trên là Nghị quyết số 76/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đề ra nhiều mục tiêu quan trọng phải đạt được trong năm 2025 và năm 2030 về cải cách thủ tục hành chính.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân nêu câu hỏi: Vì sao thời gian qua, Chính phủ và các địa phương liên tục muốn có cơ chế đặc thù, từ đặc thù cho các công trình giao thông đường bộ, các chương trình mục tiêu quốc gia hay các địa phương đều xin cơ chế đặc thù về đầu tư xây dựng, về tài chính, ngân sách, về quản lý đô thị, về tài nguyên môi trường, về biên chế bộ máy của chính quyền đô thị?

Phải chăng thể chế, thủ tục hành chính còn lạc hậu, nặng nề, chưa theo kịp thực tiễn, làm mất nhiều thời gian và làm tăng chi phí tuân thủ, đang bó buộc sự năng động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng và hiệu quả của hành chính nhà nước, tạo lực cản cho sự phát triển của đất nước?”.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân nhấn mạnh, thực tiễn đòi hỏi nước ta cần có một cuộc đại cải cách về thủ tục hành chính toàn diện, triệt để trong tất cả các lĩnh vực, nhất là đầu tư, xây dựng, mua sắm công và thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan nhà nước về phân cấp, phân quyền tăng tính chủ động cho chính quyền địa phương.

“Hiện nay, khối lượng thể chế cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện rất nhiều nhưng nhân lực trực tiếp làm cho công tác thể chế còn ít, điều kiện đảm bảo và chế độ đãi ngộ chưa cao, tiến độ thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, trân trọng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ đánh giá rõ tình hình, nguyên nhân và giải pháp đầu tư nguồn lực cho công tác thể chế ở cấp Trung ương, nhất là ở các bộ, ngành trung ương và các cơ quan của Quốc hội” - đại biểu đề xuất.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có định hướng chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội trong năm 2025 tổ chức các phiên giải trình liên quan đến thủ tục hành chính và giám sát trong các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính trên các lĩnh vực mà người dân, doanh nghiệp, địa phương đã nhiều lần kiến nghị sửa đổi.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Cơ quan Nhà nước sẽ không còn cơ chế đặc thù về tiền lương, phụ cấp

PHẠM ĐÔNG |

Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.

Trình Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng, Nghệ An

PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5.2024).

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù mới cho Đà Nẵng và Nghệ An

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ đề xuất Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng bao gồm 30 chính sách tập trung giải quyết các điểm nghẽn; còn Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An có 17 chính sách cụ thể.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.