Vì sao còn 21 dự án luật, pháp lệnh trong Kế hoạch chưa được ban hành?

Vương Trần |

Nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế, những điều chưa làm được trong sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013.

Sáng ngày 11.9, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp 2013.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, công tác triển khai Hiến pháp 2013 là rất tích cực với khối lượng công việc rất lớn. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề cần được chỉ ra thẳng thắn, rõ ràng hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế tồn tại và đặt câu hỏi: “Vì sao còn tới 21 dự án luật, pháp lệnh trong Kế hoạch chưa được ban hành để triển khai cụ thể hoá Hiến pháp? Theo thời hạn thì đến hết năm 2020 chúng ta có thể cụ thể hoá được không vì thực chất chỉ còn 2 kỳ họp và nếu không thì tác động thế nào? Sau 7 năm triển khai Hiến pháp mà chưa thực hiện được cũng là câu hỏi đặt ra”.

Đồng tình với nhận định rằng 5 năm qua, một khối lượng công việc rất lớn được thực hiện để triển khai Hiến pháp 2013, nhất là ở góc độ lập pháp, tuy nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng thừa nhận còn “nợ” cử tri quy định để cụ thể hoá một số quyền.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn

Lấy ví dụ cụ thể Hiến pháp quy định: “Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND bị cử tri hoặc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết “vế 2”, tức việc Quốc hội, HĐND bãi nhiệm đã thực hiện tốt nhưng “bị cử tri bãi nhiệm” như thế nào thì chưa có quy định.

“Chưa có hướng dẫn, quy trình, chế tài cụ thể về việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khi người đó không hoàn thành nhiệm vụ. Đang nợ cử tri điều này dù Hiến pháp quy định rõ” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói và cũng băn khoăn khi chưa rõ thiếu bao nhiêu đại biểu Quốc hội thì bầu bổ sung, hay thiếu luật cụ thể một số quyền khác của công dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp. Ảnh Quochoi.vn

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị nga cho biết, hiện hệ thống luật trong lĩnh vực tư pháp khá đầy đủ. Tuy vậy, trong thực tế vẫn còn những điểm khó khăn trong thi hành một số quyền con người, quyền công dân đã được luật định.

“Như quy định ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, lúc làm luật Chính phủ đồng ý và Quốc hội đã quyết nhưng cho đến vừa qua, đại diện Bộ Công an báo cáo là không có tiền để thực hiện như bố trí các phòng, mua thiết bị máy móc” – bà Lê Thị Nga dẫn chứng và nhấn mạnh nếu không có tiền để làm thì một quy định lớn không thi hành được.

Tính từ tháng 1.2014 đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 111 luật, bộ luật, pháp lệnh, trong đó có 69 bộ luật, luật, pháp lệnh thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết số 718, chiếm tỷ lệ 62,16% tổng số luật, bộ luật, pháp lệnh được thông qua.

Tuy nhiên, việc ban hành các luật, pháp lệnh trong danh mục triển khai thi hành Hiến pháp vẫn chưa đạt như Kế hoạch kèm theo Nghị quyết số 718 đề ra. Tính đến ngày 14.6.2019, còn 21 dự án luật, pháp lệnh trong Kế hoạch chưa được ban hành (chiếm 16,7%). Trong số các bộ luật, luật, pháp lệnh đã ban hành thì có những luật chậm ban hành so với dự kiến tiến độ đề ra 2 năm.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc phiên họp thứ 37 của Thường vụ Quốc hội

B.T.S |

Hôm nay 9.9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chuẩn bị lấy ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

X.T |

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 6.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bàn về thành lập thị xã Sa Pa

HUYÊN NGUYỄN |

Tại phiên họp lần thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc thành lập 4 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; thành lập thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.