Xem xét mở phiên toà xét xử trực tuyến các vụ án trong thời gian giãn cách

Phạm Đông |

Theo Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình, trong tình hình dịch bệnh phức tạp khó lường, việc thực hiện xét xử trực tuyến vẫn bảo đảm nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục, bằng lời nói, có sự chứng kiến của các bên và bảo đảm nguyên tắc tố tụng.

Ngày 26.8, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp lần thứ 13 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo xem xét, cho ý kiến về các nội dung lớn: Đề án Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại Toà án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; báo cáo xin ý kiến về chủ trương ban hành Quy chế tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến tại Toà án, do Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân Tối cao trình.

Theo đó, Ban Chỉ đạo đã thống nhất đánh giá đối với từng nội dung trên.

Cụ thể, đối với Đề án “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại Toà án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Đề án đã đánh giá được thực trạng tổ chức và hoạt động của hội thẩm, đến ngày 31.3.2021, toàn quốc có 17.299 hội thẩm (16.913 hội thẩm nhân dân và 386 hội thẩm quân nhân).

Trong đó, có 14.390 hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác (chiếm 83,2%); 2.901 hội thẩm là cán bộ hưu trí (chiếm 16,77%); 08 hội thẩm là người dân, không làm việc cho cơ quan, tổ chức, đoàn thể (chiếm 0,03%).

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thẩm 998.257 vụ án, bình quân mỗi hội thẩm tham gia xét xử 70 vụ/ nhiệm kỳ; hội thẩm quân nhân đã tham gia xét xử sơ thẩm 672 vụ án, bình quân là 3,5 vụ/ nhiệm kỳ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp. Ảnh: TTXVN

Thời gian gần đây, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, do thực hiện giãn cách xã hội, nhiều Toà án không thể đưa vụ án ra xét xử theo thời gian luật định. Việc này làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư pháp, quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. 

Toà án nhân dân tối cao đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức xét xử trực tuyến trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, xét xử trực tuyến là vấn đề mới, pháp luật hiện hành chưa có quy định về hình thức xét xử trực tuyến và cách thức tổ chức phiên toà xét xử trực tuyến; việc xét xử liên quan đến nhiều quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, tác động đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Do đó, để Ban Chỉ đạo có đầy đủ thông tin cho việc xem xét, cho ý kiến về chủ trương này, đề nghị Toà án nhân dân Tối cao cần tổ chức xin ý kiến chính thức của các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc xét xử trực tuyến.

Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: TTXVN
Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: TTXVN

Tại phiên họp, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết: Việt Nam đã tham gia Hội đồng Chánh án khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên đến hết 2025 phải tổ chức xét xử trực tuyến. Nhiều nước trong khu vực đã tổ chức trực tuyến với nhiều loại án khác nhau.

Việc thực hiện xét xử trực tuyến (do ở xa, dịch bệnh, tội phạm nguy hiểm…) vẫn bảo đảm nguyên tắc trực tiếp, công khai, liên tục, bằng lời nói, có sự chứng kiến của các bên và bảo đảm nguyên tắc tố tụng. Nếu làm được thì đáp ứng thực tiễn hiện nay, nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp khó lường.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương đưa 5 đại án về tham nhũng, kinh tế ra xét xử

VƯƠNG TRẦN |

Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu trong 6 tháng cuối năm cần khẩn trương xét xử 5 đại án về tham nhũng, kinh tế.

Kịp thời xét xử các vụ án tham nhũng, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản

Chung Đông Hà |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, trong nhiệm kỳ qua, Toà án Nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Hà Nội: 7 năm xét xử 259 vụ, 838 bị cáo liên quan đến các tội về tham nhũng

Phạm Đông |

Ngày 23.12, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng (2013-2020) trên địa bàn TP Hà Nội.

Vì sao nguyên Chủ tịch và loạt cán bộ Quảng Xương bị bắt?

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Nguyên Chủ tịch huyện Quảng Xương và 4 thuộc cấp bị bắt liên quan đến việc cấp sổ đỏ trái quy định.

Ô nhiễm tại làng tỉ phú ở Bắc Ninh chưa chuyển biến

Vân Trường |

Dù chính quyền các cấp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã nỗ lực xử lý nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm tại làng Mẫn Xá chưa chuyển biến.

Minh Dự lập vi bằng khi bị tố thác loạn, chèn ép nghệ sĩ trẻ

ĐÔNG DU |

Minh Dự chính thức lên tiếng về ồn ào anh bị tố mở tiệc thác loạn, chèn ép đồng nghiệp trẻ.

Giao thông tại Vườn Quốc gia Ba Vì sau thông tin sạt lở

KHÁNH AN |

Hà Nội - Chiều ngày 2.10, một số trang truyền thông trên mạng xã hội đã đưa tin “Ba Vì vừa xảy ra sạt lở tại đường lên Đền Thượng - Vườn quốc gia Ba Vì”.

Giả mạo lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Sở Y tế

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sở Y tế vừa phát hiện 2 văn bản giả mạo về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Khẩn trương đưa 5 đại án về tham nhũng, kinh tế ra xét xử

VƯƠNG TRẦN |

Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu trong 6 tháng cuối năm cần khẩn trương xét xử 5 đại án về tham nhũng, kinh tế.

Kịp thời xét xử các vụ án tham nhũng, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản

Chung Đông Hà |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, trong nhiệm kỳ qua, Toà án Nhân dân Tối cao đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Hà Nội: 7 năm xét xử 259 vụ, 838 bị cáo liên quan đến các tội về tham nhũng

Phạm Đông |

Ngày 23.12, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tham nhũng (2013-2020) trên địa bàn TP Hà Nội.