Xử lý 54 cán bộ không trung thực trong kê khai tài sản

PHẠM ĐÔNG |

Năm 2023, có 39 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm

Ngày 6.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tư pháp tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 10 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023 có 39 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (tăng 105,2% so với năm 2022).

Tiếp đó, có 11 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đã bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 28 người bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (trong đó 3 khiển trách, 12 cảnh cáo, 13 cách chức).

Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách, Chính phủ đánh giá.

Vẫn theo báo cáo, đã có 60.458 người kê khai tài sản thu nhập lần đầu; 545.535 người đã kê khai tài sản thu nhập hằng năm; 44.015 người đã kê khai tài sản thu nhập bổ sung; 161.928 người kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ; 655.299 người đã được công khai bản kê khai tài sản thu nhập.

Kết quả xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 cho thấy, số người đã tiến hành xác minh trong kỳ là 13.093 người; có 2.664 người có sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định….

Có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…).

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: VPQH
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: VPQH

Về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, theo báo cáo, các cơ quan điều tra của công an đã thụ lý điều tra 967 vụ án/2.552 bị can phạm tội về tham nhũng. Tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra trên 1.738 tỉ đồng và 70.950,9 m2 đất; thu hồi trên 1.237 tỉ đồng và 28.822,6 m2 đất). Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 377 vụ án/997 bị can.

Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, tổng số phải thi hành có 4.540 việc, trong đó số có điều kiện thi hành 3.258 việc; trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 1.703 việc.

Về tiền, tổng số phải thi hành có 96.961 tỉ 426 triệu 630 nghìn đồng, trong đó số có điều kiện thi hành 56.688 tỉ 413 triệu 947 nghìn đồng. Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 19.818 tỉ 424 triệu 117 nghìn đồng.

Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ, công tác phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, mặc dù thời gian qua đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nhưng vẫn xảy ra sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên một số lĩnh vực, nổi lên là lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm...

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện làm việc cầm chừng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm, hiệu quả công việc thấp.

Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thực sự chuyển biến, có rất ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện qua tự kiểm tra nội bộ.

Công tác thu hồi tài sản tuy tăng mạnh so với những năm trước nhưng giá trị tài sản phải thu hồi còn tồn đọng lớn; công tác giám định, định giá tài sản trong một số vụ việc còn khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện hoặc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo ra tham nhũng, tiêu cực, gây ra thất thoát hoặc chỉ tìm cách kéo thuận lợi về bộ, ngành mình hay tạo cơ chế xin – cho.

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh phải quán triệt quan điểm chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Không để quy phạm pháp luật sơ hở, tạo ra tham nhũng, tiêu cực, gây ra thất thoát hoặc chỉ tìm cách kéo thuận lợi về bộ, ngành mình hay tạo cơ chế xin – cho.

Lập sàn giao dịch về bất động sản, phòng chống tham nhũng và rửa tiền

PHẠM ĐÔNG |

Chiều 21.8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về đề xuất xây dựng các sàn giao dịch về việc làm, bất động sản và quyền sử dụng đất.