Xử nghiêm tập thể cá nhân không bảo vệ người tố cáo, để họ bị trả thù

Thùy Linh - Phạm Đông |

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có trách nhiệm trong công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo, dẫn đến người tố cáo bị trả thù, trù dập.

Phát biểu tại hội trường Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) cho biết: Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc đôn đốc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được quan tâm và có những chuyển biến tích cực.

Việc tổ chức thông tin, thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan thực hiện công tâm, khách quan, đúng quy định. Nhiều vụ việc được dư luận xã hội quan tâm đã được các cơ quan tâm tiến hành xác minh, kết luận nhanh chóng, khách quan và kịp thời, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự của địa phương và cả nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu đoàn Thanh Hóa chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023.

Trong đó, một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, thiếu sâu sát để có biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết vụ việc đông người, phức tạp kéo dài. Còn tình trạng người đứng đầu ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân định kỳ. Một số nơi chưa tổ chức thực hiện có hiệu quả quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành trong khối nội chính, các địa phương tiếp tục xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, chủ động nắm chắc tình hình, tập trung xử lý và kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, không để xảy ra điểm nóng, gây phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, ngày 22.11. Ảnh: Quochoi.vn
Quốc hội thảo luận về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, ngày 22.11. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại biểu đề nghị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền mới phát sinh.

Tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở.

“Cần xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo, dẫn đến người tố cáo bị trả thù, trù dập; cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo để công dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp”, đại biểu Cầm Thị Mẫn nhấn mạnh.

Đại biểu Thái Thị An Chung (Đoàn ĐBQH Nghệ An) cho biết, trước đây, một số bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng và sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi riêng về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo nhưng chưa được liên thông kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, trong báo cáo chỉ nêu nguyên nhân rất đơn giản là do chưa được đầu tư thỏa đáng, còn thiếu tính đồng bộ, kết nối.

Theo đại biểu, tiến độ thực hiện việc nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như vậy là chậm và chưa xác định được lộ trình cụ thể để đưa cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo vào vận hành để đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội.

Thùy Linh - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Có đoàn Đại biểu Quốc hội địa phương chỉ làm việc chuyển đơn

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Thị Kiều nêu thực trạng tiếp công dân, xử lý đơn thư của một số Đoàn ĐBQH địa phương còn một phần mang tính chất hành chính, chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn.

Quốc hội chốt chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6

Vương Trần - Phạm Đông |

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mà sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.

Bộ trưởng tiếp công dân chỉ đạt 60%, đề nghị Chính phủ làm rõ lý do

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.