Không đặt mục tiêu tiết kiệm và ưu tiên những khoản tiết kiệm quan trọng
Lương tháng của bạn đang ở mức bao nhiêu? Bạn có rơi vào tình trạng lương không đủ chi tiêu? Bạn không thể có tài chính dư để tiết kiệm?
Thực tế, tình trạng trên không khó để gặp. Nguyên nhân khiến dù lương cao vẫn không thể tiết kiệm đó chính là bạn chưa xây dựng được mục tiêu cho bản thân, chưa biết ưu tiên khoản tiết kiệm nào trước/sau.
Để tiết kiệm, việc đầu tiên là vạch ra những mục tiêu, xác định khoảng thời gian hoàn thành mục tiêu, số tiền tiết kiệm mục tiêu…
Tiết kiệm tiền nhưng không tuân theo ngân sách thực tế
Sai lầm tiếp theo khi tiết kiệm tiền đó là đặt mục tiêu quá cao, trong khi ngân sách thực tế là chưa đủ. Bạn tiết kiệm tiền nhưng chưa trừ đi những khoản tiền cố định: tiền ăn, tiền nhà, điện nước và các khoản tiền phát sinh khác.
Giải pháp để khắc phục tình trạng trên là chia tiền thành các giỏ khác nhau, trong đó: 50% cho chi tiêu cố định hàng tháng; 20% cho giải trí; 20% cho tiết kiệm và 10% cho phát sinh khác.
Không biết các loại tiết kiệm
Hiện nay, các ngân hàng áp dụng nhiều gói tiết kiệm, hình thức gửi tiết kiệm định kỳ, gửi tiết kiệm gửi góp, mở sổ tiết kiệm online và mở sổ tiết kiệm tại quầy giao dịch.
Trước khi gửi tiền, bạn nên tìm hiểu ngân hàng, lãi suất tiết kiệm tương ứng để chọn được ngân hàng uy tín, lãi suất tiền gửi cao.
Thường xuyên rút tiền tiết kiệm
Dù bạn gửi tiền tiết kiệm nhiều, nhưng liên tục rút tiền trong sổ tiết kiệm thì chắc chắn mục tiêu gửi tiền sinh lời của bạn sẽ không thành công.
Để hạn chế rút tiền trước kỳ hạn, bạn hãy ghi chép các khoản tiền, và cắt bớt những chi tiêu không đáng có. Từ đó, bạn sẽ hạn chế việc rút tiền tiết kiệm để chi tiêu.
Không có quỹ tiền riêng để sử dụng
Nhiều khi, bỏ tiền vào tiết kiệm hết, khiến bạn rơi vào tình trạng “bí tiền”. Tiết kiệm như vậy sẽ không hiệu quả. Bởi khi bạn cần sử dụng tiền sẽ không có, đồng nghĩa phải rút tiết kiệm hoặc đi vay, làm ảnh hưởng tới tài chính của mình.