Xử lý nợ xấu: Tiếp tục hoàn thiện quy định về tài sản bảo đảm

TRÍ MINH |

Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) mới đây đã có những đề xuất liên quan đến chính sách thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ), nằm trong nội dung tiến tới xây dựng Luật các TCTD (sửa đổi).

Nhiều đề xuất sửa đổi

Cụ thể như Techcombank đề xuất quy định rõ về việc xử lý TSBĐ trong trường hợp bất động sản thực tế có sai/khác so với giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, cơ quan thi hành án vẫn tiếp tục thi hành bản án.

Theo đó, đối với việc xử lý các TSBĐ có sai khác so với giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, ngân hàng đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định thêm trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong việc thực hiện đăng ký chuyển nhượng cho các TSBĐ này để việc xử lý được thống nhất, không bị vướng mắc giữa các cơ quan.

Ngoài ra, đối với trường hợp TSBĐ trên thực tế có khác biệt so với Giấy chứng nhận quyền sở hữu, ngoài việc quy định trách nhiệm của cơ quan thi hành án, ngân hàng đề nghị ban soạn thảo xem xét quy định rõ về phương án xử lý đối với các trường hợp này (khi diện tích/kích thước lớn hơn diện tích, kích thước trên giấy chứng nhận; khi TSBĐ bị chồng lấn với tài sản của bên khác, khi TSBĐ có diện tích sai khác so với sổ đỏ vì bị xây chồng lấn ra đất công/đất lưu không…) để khi giải quyết vụ án, tòa án cũng phải có trách nhiệm xem xét, thẩm định kỹ TSBĐ và tuyên bản án phù hợp với thực tế TSBĐ, đảm bảo tính khả thi khi thi hành án.

Đối với nội dung này, NHNN cho biết sẽ nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Trong khi đó, có những đề xuất bị bác bỏ như ngân hàng ACB đề xuất NHNN xem xét bổ sung quy định đối với các Cơ quan công an, UBND cấp xã cần có quy định chế tài mạnh hơn như tham gia cưỡng chế việc thu giữ TSBĐ cùng TCTD khi có yêu cầu từ các TCTD yêu cầu thu giữ.

Đối với đề xuất này, NHNN không đồng ý bởi việc vay và đi vay là quan hệ dân sự giữa bên vay và bên cho vay. Việc đề xuất áp dụng các chế tài cưỡng chế thu giữ dành cho bên vay không trả được nợ khi chưa có bản án, quyết định của Tòa án có thể được xem xét là việc hành chính hóa các quan hệ dân sự. Do đó, chưa có cơ sở để tiếp thu nội dung này.

Đáng chú ý, BacABank đề nghị quy định hợp đồng bảo đảm đã qua thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp thì TCTD có quyền được xử lý TSBĐ luôn nếu khách hàng có các dấu hiệu cần phải xử lý TSBĐ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm và hợp đồng tín dụng mà không cần phải qua thủ tục khởi kiện tại tòa án.

NHNN không đồng ý với đề xuất này và cho rằng, việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của các bên; đồng thời, phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định. Mặt khác, đề xuất này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD (sửa đổi).

Việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Thái - Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS thừa nhận, thực tế việc xử lý TSBĐ của các TCTD thông qua THADS về cơ bản rất phức tạp do các vụ việc phải đưa ra tòa xét xử, thi hành án là những vụ việc mà các bên không thể tự giải quyết, nhiều vụ việc nguồn gốc tài sản phức tạp, không đầy đủ rõ ràng; nhiều vụ việc có sự tranh chấp quyết liệt, gay gắt giữa các bên.

Công tác xử lý TSBĐ, thu hồi tiền tài sản cho các TCTD cũng còn hạn chế. Nhiều việc chưa giải quyết dứt điểm; số vụ việc phải tiến hành cưỡng chế vẫn còn nhiều. Một nguyên nhân là hiệu quả công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan có nơi, có lúc còn chưa cao, nhất là trong việc xác minh, đo vẽ, xác định ranh giới, hiện trạng để xử lý quyền sử dụng đất, khấu trừ tiền trong tài khoản.

Trong khi đó, với ý kiến góp ý của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên Môi trường, NHNN sẽ tiếp thu bổ sung vào dự thảo Luật như: Bổ sung thêm nội dung đánh giá về nguồn lực trong hồ sơ; bổ sung danh mục các luật hiện hành cần rà soát sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ hay sửa đổi Điều 132 theo hướng trường hợp xử lý TSBĐ là nợ xấu thì TCTD được nhận chính TSBĐ là quyền sử dụng đất, mà không phụ thuộc vào mục đích sử dụng sau khi nhận TSBĐ trên cơ sở đó làm căn cứ chứng nhận quyền sử dụng đất cho TCTD.

Ngoài ra đó là việc cần có quy định cụ thể thời gian TCTD phải bán tài sản sau khi được chứng nhận quyền sử dụng đất, tránh tình trạng nợ đọng vốn, làm ảnh hưởng đến các TCTD.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước ban hành kế hoạch hành động xử lý nợ xấu

TRÍ MINH |

Ngày 9.8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Thống đốc NHNN đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng).

Khoảng trống pháp lý xử lý nợ xấu

TRÍ MINH |

Mới đây, TS Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu: Cơ hội xử lý dứt điểm nợ xấu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa thống nhất với đề xuất của Chính phủ kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) đến hết ngày 31.12.2023 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết đã mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.