Các trung tâm xuất khẩu mới của Malaysia

Ngọc Vân |

Malaysia có kế hoạch mở rộng xuất khẩu dầu cọ sang các thị trường Trung Đông và châu Phi bằng cách thiết lập các trung tâm xuất khẩu mới ở Ai Cập và Saudi Arabia.

Thiết lập trung tâm xuất khẩu mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Hàng hóa và Công nghiệp Đồn điền Malaysia Fadillah Yusof cho biết, Bộ và Hội đồng Dầu cọ Malaysia (MPOC) đang cố gắng đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu dầu cọ vào các thị trường mới nổi.

Malaysia là nước xuất khẩu dầu cọ lớn thứ hai thế giới sau Indonesia. Các nhà nhập khẩu dầu cọ hàng đầu của Malaysia là Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines.

"Có một vài chiến lược mà chúng tôi đang xem xét. Thứ nhất, khám phá các thị trường mới, đồng thời tăng cường quan hệ với tất cả các quốc gia gần gũi với chúng tôi về mặt thị trường" - Phó Thủ tướng Fadillah nói với Nikkei.

Trong cuộc gặp ông Fadillah, Đại sứ Ai Cập tại Malaysia cho biết, Ai Cập rất muốn trở thành trung tâm phân phối dầu cọ của khu vực.

"Họ muốn nhập khẩu nhiều hơn từ chúng tôi và họ muốn Ai Cập là trung tâm để có thể mở rộng ra châu Phi" - Phó Thủ tướng Fadillah nói.

Điều tương tự cũng xảy ra với các thị trường ở Trung Đông. Ví dụ, Saudi Arabia cũng quan tâm trở thành một trung tâm như Qatar.

Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia sang Trung Đông đã tăng 32% trong năm ngoái và sang Bắc Phi là 51%. Ông Fadillah cho rằng, Trung Quốc cũng quan tâm đến việc tăng nhập khẩu.

Theo ông Fadillah, dầu cọ là mặt hàng ổn định sẽ đóng góp lớn vào GDP của Malaysia, mặc dù thế giới đang phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng và sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xuất khẩu sang EU giảm

Nhận xét của phó thủ tướng về đa dạng hóa thị trường được đưa ra khi xuất khẩu sang châu Âu có xu hướng giảm.

Malaysia đã xuất khẩu 181.379 tấn dầu cọ sang Liên minh châu Âu (EU), chiếm 8% tổng xuất khẩu, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 năm nay - giảm 22% so với một năm trước đó. Mức giảm lớn nhất là ở Italy, giảm 59%, tiếp theo là Thụy Điển ở mức 37%.

Malaysia gần đây đã cáo buộc EU gây tổn hại cho những người trồng trọt nhỏ khi thực hiện quy định chống phá rừng của khối. Luật mới dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Michalis Rokas, Đại sứ EU tại Malaysia, đã gặp ông Fadillah vào tuần trước và trấn an rằng, quy định này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu cọ của Malaysia từ đất nông nghiệp hiện tại hoặc tạo gánh nặng cho những người trồng trọt nhỏ đang có chứng nhận Dầu cọ Bền vững của Malaysia với chi phí bổ sung.

Theo bài viết gần đây của tờ Financial Times, Anh sẽ bỏ thuế nhập khẩu đối với dầu cọ từ Malaysia sau khi quốc gia châu Âu này đạt được thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông Fadillah khẳng định, Chính phủ Malaysia cam kết đảm bảo các đồn điền dầu cọ bền vững, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo vệ môi trường.

Ông nói: “Chúng tôi muốn độ che phủ của rừng ở Malaysia không thấp hơn 50%. Độ che phủ của rừng đang ở mức khoảng 54% ở Malaysia. Đối với dầu cọ, đất được giao cho các đồn điền là 6,5 triệu mẫu, trong đó chỉ khoảng 5,8 triệu mẫu đang được sử dụng".

Năm ngoái, Malaysia và Indonesia thông báo sẽ cử một phái đoàn tới Brussels để thảo luận về tác động của quy định của EU. Ông Fadillah nói rằng cả hai sẽ tập trung vào việc giải thích lập trường của họ với EU về các cơ chế và chương trình bền vững để hạn chế nạn phá rừng.

Ông nói thêm, hai nước cần EU hiểu rằng những nông dân nhỏ - bao gồm các nhóm bản địa - chiếm số lượng khá lớn, họ luân canh cây trồng và để một số vùng đất bị bỏ hoang. Ông Fadillah hy vọng EU sẽ xem xét miễn trừ quy định cho các hộ nông dân trồng dầu cọ nhỏ.

Trong khi chờ đợi, Malaysia có kế hoạch tăng cường vị thế thị trường của mình bằng cách tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm hạ nguồn và có giá trị gia tăng cao bao gồm hóa dầu, chất béo đặc biệt và thực phẩm bổ sung sức khỏe.

Ông Fadillah là lãnh đạo cấp cao của Gabungan Parti Sarawak (GPS) - một đảng chính trị ở Borneo và là đảng đại diện cho ảnh hưởng ngày càng tăng của khu vực trong chính phủ liên bang.

Sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái, liên minh Pakatan Harapan do Thủ tướng Anwar Ibrahim đứng đầu đã thành lập khối cầm quyền bao gồm GPS và các đảng khác ở Borneo.

Ông Fadilah nói: “Hiện tại, tôi muốn nói về chính phủ đoàn kết, tôi tin tưởng rằng chính phủ sẽ tiếp tục ổn định và mạnh mẽ. Mọi người đã cam kết đảm bảo rằng chính phủ này sẽ ở lại vì mục tiêu ổn định và tập trung vào việc đưa Malaysia trở lại đúng hướng".

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thế giới đối mặt nguy cơ thiếu dầu ăn

Song Minh |

Thế giới đối mặt tình trạng khan hiếm dầu ăn khi nhiên liệu sinh học bùng nổ.

Tại sao Malaysia tính cấm xuất khẩu dầu cọ sang EU?

Thanh Hà |

Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, có thể ngừng xuất khẩu dầu cọ sang Liên minh Châu Âu (EU).

Nông dân Malaysia lao đao bởi chính sách nhập khẩu gạo mới

Thảo Phương |

Thủ tướng Malaysia đưa ra chính sách đảm bảo cạnh tranh trong nhập khẩu gạo nhưng vô hình trung đã tác động đến thu nhập của nông dân.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Israel bị nghi lên kế hoạch vụ nổ máy nhắn tin trong 15 năm

Song Minh |

Tình báo Israel được cho là đã lên kế hoạch từ lâu cho việc tấn công bằng cách kích nổ các thiết bị liên lạc như máy nhắn tin.

Tranh cãi học vấn của Kỳ Duyên và chuyện giáo dục ở showbiz

Mi Lan |

Khi Kỳ Duyên tuyên bố "chưa từng đọc hết một cuốn sách", và thông tin cô chưa tốt nghiệp đại học bị lộ ra, có ý kiến bình luận, "nhiều scandal là có lý do".

Khởi công xây khu tái định cư cho người dân vùng lũ Làng Nủ

Đinh Đại |

Chiều 21.9, UBND tỉnh Lào Cai tiến hành khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Thế giới đối mặt nguy cơ thiếu dầu ăn

Song Minh |

Thế giới đối mặt tình trạng khan hiếm dầu ăn khi nhiên liệu sinh học bùng nổ.

Tại sao Malaysia tính cấm xuất khẩu dầu cọ sang EU?

Thanh Hà |

Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, có thể ngừng xuất khẩu dầu cọ sang Liên minh Châu Âu (EU).

Nông dân Malaysia lao đao bởi chính sách nhập khẩu gạo mới

Thảo Phương |

Thủ tướng Malaysia đưa ra chính sách đảm bảo cạnh tranh trong nhập khẩu gạo nhưng vô hình trung đã tác động đến thu nhập của nông dân.