Châu Âu vẫn “vật vã” sau khi Nga mở lại Nord Stream

Ngọc Vân |

Dù Nga mở lại đường ống dẫn khí Nord Stream, Châu Âu vẫn đang vật vã ứng phó khủng hoảng khí đốt mà Đức gọi là “kịch bản ác mộng”.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã công bố một loạt biện pháp khẩn cấp mới nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ của nước này sau khi các dòng chảy từ Nga qua đường ống Nord Stream 1 được nối lại sau bảo trì ngày 21.7, nhưng chỉ cung cấp ở mức thấp.

Ông Habeck cho biết không thể dựa vào nguồn cung cấp khí đốt Nga và kêu gọi mọi người cùng nhau tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp mới bao gồm yêu cầu các ông chủ cho phép làm việc tại nhà bất cứ khi nào có thể để tắt hệ thống sưởi trong các tòa nhà lớn, bắt buộc loại bỏ các hệ thống sưởi không hiệu quả và cấm sử dụng khí đốt để sưởi ấm các hồ bơi riêng.

Ông Habeck cho biết các hành lang và lối đi trong các tòa nhà công cộng không nên bật sưởi ở bất cứ nơi nào có thể, đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên hệ thống sưởi của hộ gia đình có hoạt động hiệu quả nhất có thể hay không.

Những lo ngại rằng Nga sẽ sử dụng việc ngừng hoạt động Nord Stream để bảo trì như một cái cớ để đóng cửa vĩnh viễn nguồn cung là không có cơ sở, nhưng các chuyên gia cho rằng việc Nord Stream chỉ cung cấp 40% công suất sẽ không thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu vào mùa đông năm nay.

Một phần đường ống Nord Stream ở Lubmin, Đức. Ảnh: AFP
Một phần đường ống Nord Stream ở Lubmin, Đức. Ảnh: AFP

Đức nói riêng và EU nói chung cho rằng Nga đang cố tình siết chặt nguồn cung để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước này vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Trong những tuần gần đây, Gazprom đã cắt giảm 60% dòng chảy đến Đức qua Nord Stream, do tuabin khí Siemens đưa đi sửa chữa ở Canada không được trả lại đúng hạn.

Trong khi đó, EU lại đang chia rẽ trong việc chống lại Nga. Chính phủ Hungary dường như đã hành động đơn phương hôm 21.7 khi Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đến Mátxcơva để thảo luận về việc mua thêm khí đốt.

“Để đảm bảo an ninh năng lượng của Hungary, chính phủ đã quyết định mua 700 triệu mét khí đốt của Nga, ngoài số lượng trong các hợp đồng dài hạn” - tờ Guardian dẫn tuyên bố của đảng cầm quyền Fidesz trên Facebook.

Ngày 20.7, Ủy ban Châu Âu kêu gọi các nước EU giảm sử dụng khí đốt xuống 15%, trong nỗ lực thúc đẩy dự trữ khí đốt mùa đông và đánh bại điều mà Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen gọi là "tống tiền" của Nga.

EU đề xuất mục tiêu tự nguyện cho các quốc gia cắt giảm nhu cầu khí đốt trong vòng 8 tháng tới. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng có thể trở thành bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp về nguồn cung.

Đã có sự phản kháng từ một số nước, chẳng hạn như Ba Lan. "Chúng tôi phản đối việc áp đặt các mục tiêu cắt giảm bắt buộc" - Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa cho biết vào tuần trước. Ba Lan đã lấp đầy kho dự trữ khí đốt của mình đến 98% sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho nước này vào tháng 4.

Các chuyên gia và tổ chức quốc tế - dẫn đầu bởi IMF - đã cảnh báo rằng tác động thảm khốc đối với nền kinh tế Châu Âu có thể khiến một số quốc gia rơi vào suy thoái, bắt đầu từ việc đóng cửa các nhà máy và, hạn chế sưởi trong các hộ gia đình. Giá năng lượng và giá tiêu dùng cao hơn đáng kể đã là hiện thực, nhưng được dự đoán là sẽ còn tồi tệ hơn. GDP trung bình của EU có thể giảm khoảng 0,9-1,5% nếu các nước không chuẩn bị.

Đức và EU ban hành các biện pháp cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Ảnh: AFP
Đức và EU ban hành các biện pháp cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Ảnh: AFP

Bộ trưởng Kinh tế Habeck cũng đã nói về một "kịch bản ác mộng" mà Châu Âu phải đối mặt, đặc biệt là Đức - nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Ông Habeck nói về các bước mà bản thân ông đã thực hiện để giảm mức tiêu thụ năng lượng cá nhân, bao gồm tắm nhanh hơn và tắt đèn - giống như người tiêu dùng Đức được khuyến khích làm. Đây là một phần của kế hoạch chống khủng hoảng khí đốt khẩn cấp gồm ba giai đoạn đã được khởi động vào đầu năm nay.

Giai đoạn thứ ba và cuối cùng của kế hoạch sẽ là một bước quan trọng liên quan đến việc can thiệp vào thị trường nội bộ để chỉ rõ những ngành nào nhận được mức cung cấp khí đốt nào.

Đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý rằng nếu Châu Âu không còn cách nào khác để đảm bảo khí đốt thì nên khởi động đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Đường ống này đã hoàn thành xây dựng từ tháng 9.2021 nhưng Đức vẫn chưa được cấp phép để đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu toàn cầu

Song Minh |

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu nếu phương Tây áp giá trần với dầu thô của Nga.

Nga cấp lại khí đốt cho Châu Âu qua Nord Stream

Ngọc Vân |

Nga nối lại cung cấp khí đốt cho Châu Âu qua đường ống Nord Stream vào sáng sớm 21.7 sau khi kết thúc bảo trì 10 ngày.

Tổng thống Nga Putin nói về việc khởi động Nord Stream 2

Song Minh |

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, chỉ có khởi động Nord Stream 2 mới giúp EU thoát khủng hoảng khí đốt.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.