Chó dần trở thành thú cưng nuôi trong nhà ở Nhật Bản như thế nào?

Thanh Hà |

Những thay đổi kinh tế, xã hội ở Nhật Bản giúp cho chó - thú cưng từng được nuôi ngoài trời - có được vị thế mới.

Cây viết Stephen Givens chia sẻ trong bài viết của Nikkei Asia rằng: "Khi tôi 3 tuổi - hơn nửa thế kỷ trước - thời điểm gia đình người Mỹ của chúng tôi chuyển đến một ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản ở ngoại ô Tokyo.

Chủ nhà và những người hàng xóm rất ngạc nhiên khi chúng tôi đi giày vào trong nhà và đưa chú chó Labrador lớn của chúng tôi vào chiếu tatami trong nhà".

"Hơn 5 thập kỷ sau, giày vẫn bị cấm nhưng chó được chào đón trong nhà hầu hết các hộ gia đình nuôi chó ở Nhật Bản" - cây viết này chia sẻ.

Ông cho biết, các thành phố của Nhật Bản hiện có thể nhìn thấy những chú chó cưng được chủ nhân đặt trên xe đẩy đưa ra ngoài hay những chú chó đang chạy tung tăng trong các quán cà phê, ngôi nhà thân thiện với chó.

Tác giả Stephen Givens, 5 tuổi, cùng gia đình và chú chó của mình trong ngôi nhà truyền thống Nhật Bản ở Tokyo năm 1960. Ảnh: Stephen Givens
Tác giả Stephen Givens, 5 tuổi, cùng gia đình và chú chó của mình trong ngôi nhà truyền thống Nhật Bản ở Tokyo năm 1960. Ảnh: Stephen Givens

Giải đáp cho việc tại sao chó có thể được phép đưa vào nhà nhưng giày thì vẫn chưa, ông chỉ ra: Thứ nhất, quy tắc không đi giày vào trong nhà có nguồn gốc từ xa xưa. Từ trước đến nay, giày và chân bị coi là "bẩn". Cởi giày trước ngưỡng cửa là một trong nhiều nghi lễ, đánh dấu việc chuyển từ không gian này sang không gian khác.

Đúng là chó thường bị coi là bẩn, không chỉ ở Nhật Bản mà cả ở phương Tây. Trong Kinh thánh, Homer và Shakespeare, chó thường được mô tả một cách miệt thị, đôi khi là những kẻ săn mồi và ăn xác thối và liếm chất nôn của chính chúng.

Tuy nhiên, việc để chó ở bên ngoài nhà ở ít liên quan đến vấn đề vệ sinh mà bởi nhiệm vụ chủ yếu của chó là bảo vệ nhà cửa và săn bắt - những hoạt động diễn ra ngoài trời.

Những con chó bị xích bằng dây ở lối vào các tòa nhà và có biển báo ghi: "Coi chừng, chó dữ" là khung cảnh phổ biến tại những khu phố của Tokyo vào những năm 1960. Những con chó này thường là giống chó bản địa Nhật Bản, xa cách và quen sống ngoài trời.

Ông Stephen Givens cho hay, thời điểm đó, chó được người Nhật Bản coi trọng ở phương diện hoàn toàn thực dụng cho nhiệm vụ coi sóc, săn bắt. Trong khi nuôi chó để bầu bạn, bắt đầu ở châu Âu trên quy mô lớn vào cuối thế kỷ 18, vẫn chưa lan truyền đến Nhật Bản.

Vào những năm 1960, tình hình đã thay đổi nhanh chóng nhờ sự kết hợp của nhiều điều có ảnh hưởng khác nhau. Trước tiên, tư duy ở nước này cũng thay đổi khi đất nước phục hồi sau xung đột và thịnh vượng hơn. Trước chiến tranh, coi chó như thú cưng sẽ bị coi là phù phiếm.

Thứ hai, sự sung túc của đất nước mở ra một sự thay đổi trong lối sống của các gia đình từ nội thất kiểu Nhật Bản sang phương Tây với sàn gỗ, bàn, ghế, nhà vệ sinh kiểu phương Tây và các thiết bị điện.

Thứ ba, Nhật Bản du nhập từ phương Tây ý tưởng rằng, chó không nhất thiết phải là động vật lao động thực dụng. Các bộ phim của Disney có những chú chó đáng yêu trong nhà như "Peter Pan" (1953), "Lady and the Tramp" (1955) và "One Hundred and One Dalmatians" (1961) giúp những chú chó đốm, chó Cocker Spaniel trở nên nổi tiếng.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến người Nhật mở cửa đón chó vào nhà là tỉ lệ sinh giảm, giảm từ 4 con/phụ nữ xuống còn 2 con/phụ nữ trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1975, sau đó giảm xuống 1,36 vào năm 2000, và vẫn duy trì tới ngày nay ở cấp độ gần như tương tự.

Khoảng trống của các gia đình được chó (và mèo) lấp đầy. Những giống chó Nhật Bản được nuôi ngoài trời đã được thay bằng giống chó phương Tây nhỏ, thân thiện với trong nhà.

Nhu cầu về sự đồng hành của chó cũng tạo ra nguồn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Những ngôi nhà và căn hộ cho thuê, từng cấm chó, giờ đây có nhiều chính sách tự do hơn.

Cây viết Stephen Givens chỉ ra, để tôn trọng phong tục cổ xưa, ở Nhật Bản, chủ vẫn lau chân cho chó trước khi cho chúng vào nhà.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản sẵn sàng chiến lược ngăn giảm tỉ lệ sinh

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hy vọng sẽ thay đổi xu hướng nhân khẩu học của nước này thông qua những biện pháp chưa từng có gồm 3 trụ cột chính.

Việt Nam là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản

Thanh Hà |

Vai trò ngày càng trọng yếu của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đang mang lại nhiều khoản đầu tư điện tử từ Nhật Bản hơn, theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).

Giá cao đánh mạnh vào xu hướng mua socola ngày Valentine ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Chi phí đồ dùng hàng ngày tăng ở Nhật Bản khiến người tiêu dùng lo lắng nhưng socola là ngoại lệ khi ngày lễ Tình nhân (ngày Valentine) đã đến.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.