Làm thế nào tránh thương vong lớn trong động đất như ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Thảo Phương |

Những công trình xây dựng “sập như giấy” là nguyên nhân hàng đầu khiến thảm họa động đất trở nên khó kiểm soát.

Sau những trận động đất 7-8 độ richter xảy ra liên tục khiến hàng nghìn người tử vong tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà địa chất học nhận định thảm họa có thể được ngăn chặn nếu các công trình xây dựng kiên cố hơn.

Tuy vậy, ngay cả khi nhiều quy định được triển khai để bảo vệ người dân, các toà nhà vẫn không đạt tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng “sập như giấy” khi có động đất xảy ra.

“Tôi nghĩ cấu trúc công trình yếu kém là điểm mấu chốt khiến thảm họa động đất trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Một lỗi cụ thể nhưng đã kéo dài trong nhiều năm và không ai có thể cải thiện điều đó, chỉ trong vài giây đến vài phút, mọi thứ sẽ sụp đổ như những gì đã được dự đoán trước” - tờ Washington Post dẫn lời Harold Tobin, nhà địa chất học tại Đại học Washington chia sẻ.

Mặc dù các nhà khoa học không thể dự đoán hoặc ngăn chặn những trận động đất xảy ra bất ngờ, nhưng họ biết cách hạn chế số người tử vong. “Người xưa có câu: 'Động đất không giết người, những tòa nhà có cấu trúc yếu mới là thủ phạm'. Thật đau lòng khi chứng kiến một tòa nhà được xây dựng kiên cố nhưng những kiến trúc bên cạnh sụp đổ hoàn toàn lại tạo ra hiệu ứng domino” - Tom Parsons, nhà địa vật lý tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ nhận định.

Các chuyên gia cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đề ra nhiều quy định trong lĩnh vực xây dựng để giảm thiểu thiệt hại do thảm họa gây ra song các công ty thường chỉ áp dụng một cách qua loa. Tính đến nay, khoảng 12.000 tòa nhà đã bị phá huỷ hoặc trở nên hư hại nghiêm trọng sau trận động đất.

Karasözen - nhà địa chất học lớn lên tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ - đã nghiên cứu chi tiết về các trận động đất ở quê hương mình. Cô vô cùng bức xúc khi những điều tưởng chừng như có thể cứu mạng người lại bị các chủ xây dựng coi thường và dẫn đến thảm hoạ như hiện tại.

 
Những chính sách xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ không đạt hiệu quả cao. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ

“Các nhà địa chất học biết các khu vực dễ xảy ra động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi cũng đưa ra cảnh báo và đề nghị các quy tắc xây dựng phù hợp từ rất lâu song vấn đề là việc thực hiện. Là một nhà địa chất học và kỹ sư, tôi không thể nói nên lời khi chứng kiến những tòa nhà đổ sập một cách ‘nhẹ nhàng’, giới nghiên cứu có thể làm gì hơn?”, Karasözen chia sẻ trên Twitter.

Zihni Tekin, chuyên gia tư vấn tại Đại học Kỹ thuật Istanbul, thông tin: “Nguyên nhân các tòa nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ đổ sập hoàn toàn trong động đất thường liên quan đến chất lượng bê tông kém, chủ yếu do bị trộn với quá nhiều cát sỏi nhưng lại ít xi măng”.

“Một lý do nữa là thép dùng để đúc cột trụ quá nhỏ, khiến kết cấu của tòa nhà thiếu vững chắc. Nhiều kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị phản ánh về vấn đề thiếu trình độ, kém chuyên môn, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”. Zihni nói thêm.

Mustafa Erdik, giáo sư tại Đại học Bogazici, Istanbul nhận định, quy trình cấp phép xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ còn quan liêu, phức tạp đến mức khó xác định ai là người chịu trách nhiệm cho công trình. Giới nghiên cứu hoàn toàn có thể biết nguyên do và đưa ra cách hạn chế số lượng người thiệt mạng do động đất nhưng họ không thể trực tiếp thực hiện.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cảm ơn các quốc gia hỗ trợ hậu động đất

Thanh Hà |

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảm ơn các nước đã hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ sau 2 trận động đất kinh hoàng.

Ám ảnh tâm lý với trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất

Thanh Hà |

Người đàn ông 41 tuổi Serkan Tatoglu bị ám ảnh bởi câu hỏi mà con gái 6 tuổi của anh liên tục hỏi kể từ khi ngôi nhà của họ bị sập trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước.

Việt Nam hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, Syria 200.000 USD khắc phục hậu quả động đất

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6.2.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.

1 tuần sau bão Yagi, các cây xanh bị gãy đổ ở Hà Nội ra sao?

Nhật Minh |

Hà Nội - Một tuần kể từ ngày bão số 3 (bão Yagi) quét qua, nhiều tuyến phố lớn vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ.