Mỏ khí đốt khổng lồ EU không thể khai thác giữa khủng hoảng

Thanh Hà |

Hà Lan đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất Châu Âu giữa khủng hoảng năng lượng.

Khu dự trữ khí đốt tự nhiên lớn nhất Châu Âu ở bên dưới vùng đầm lầy rải rác cối xay gió của Hà Lan: Mỏ Groningen. Mở khí đốt lớn này được đánh giá là có đủ khả năng để thay thế cho phần lớn năng lượng mà Đức từng nhập khẩu từ Nga.

Tuy nhiên, mỏ Groningen đang trong quá trình đóng cửa và Hà Lan từ chối lời kêu gọi tiếp tục bơm thêm khí đốt ngay cả khi Châu Âu chuẩn bị đón mùa đông được cho là khắc nghiệt nhất từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Lý do là: Việc khoan khí đốt dẫn tới những trận động đất lặp đi lặp lại và giới chức Hà Lan sẽ không sẵn lòng để ứng phó với phản ứng dữ dội của người dân nếu tiếp tục mở mỏ này.

Mỏ Groningen đã trở thành trụ cột cung cấp khí đốt của Châu Âu kể từ năm 1963. Dù đã qua nửa thế kỷ, vẫn còn khoảng 450 tỉ mét khối khí đốt có thể khai thác, với trị giá khoảng 1 nghìn tỉ USD. Theo Shell Plc, một trong hai đối tác lớn tham gia vận hành mỏ Groningen, còn nhiều khả năng để khai thác khoảng 50 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, nhiều hơn lượng đang khai thác hiện tại.

Tuy nhiên, người dân địa phương nói rằng Châu Âu cần tìm nguồn khí đốt ở nơi khác. Bộ trưởng khai thác mỏ Hà Lan Hans Vijlbrief cũng chia sẻ, việc tiếp tục sản xuất là rất nguy hiểm nhưng đất nước này cũng không thể phớt lờ việc thiếu khí đốt trầm trọng ở những nơi khác ở Châu Âu. Việc thiếu khí đốt “có thể buộc chúng tôi phải đưa ra quyết định đó”, ông nói.

Nga, nơi cung cấp khoảng 1/3 lượng khí đốt mà Châu Âu nhập khẩu trước khi chiến sự Ukraina bùng phát, đã hạn chế nguồn cung cho châu lục này để đáp trả các lệnh trừng phạt. Những vụ nổ đường ống Nord Stream gần đây đã củng cố thêm mức độ giảm dòng khí đốt từ Nga tới Đức. Dòng khí đốt bổ sung mà Shell ước tính có thể cung cấp từ mỏ khí đốt của Hà Lan gần như ngay lập tức đủ để thay thế 46 tỉ mét khối mà Đức nhập từ Nga vào năm ngoái.

Theo các quan chức Hà Lan, nếu Đức cần thêm năng lượng, phương án an toàn hơn là kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Đức đã mở ra để ngỏ cho động thái này và đây sẽ là sự đảo ngược chính sách nếu được thực hiện. Tháng trước, Berlin cho biết, 2 cơ sở dự kiến ​​đóng cửa sẽ hoạt động trong năm nay nếu cần.

Trong bài phát biểu gần đây, Cao ủy Thị trường Nội bộ Liên minh Châu Âu Thierry Breton cho rằng, Hà Lan nên xem xét lại quyết định đóng cửa Groningen và Bộ trưởng Vijlbrief cũng chịu sức ép từ các đối tácEU khác nhưng hiện tại nước này vẫn giữ nguyên quan điểm. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ không loại trừ hoàn toàn việc sử dụng mỏ khí đốt Groningen để tăng cường nguồn cung cấp, nhưng “chỉ trong trường hợp cực kỳ nghiêm trọng nếu mọi thứ trục trặc” - ông nói, nhấn mạnh điều đó chưa cần thiết vào thời điểm hiện tại.

Mỏ khí đốt Groningen đã ghi nhận những chấn động nhỏ đầu tiên vào năm 1986. Kể từ đó, đã có hàng trăm chấn động khác. Mặc dù hầu hết không thể phát hiện trừ khi đo bằng thiết bị nhưng trận động đất mạnh 3,6 độ rđã tấn công tỉnh này năm 2012 dẫn đến hàng nghìn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Từ năm 2014, chính phủ Hà Lan đặt ra những giới hạn ngày càng khắt khe hơn với sản lượng khai thác từ mỏ khí đốt này. Sản lượng từ Groningen đã giảm từ 54 tỉ mét khối năm 2013 xuống còn 4,5 tỉ mét khối dự kiến ​​trong năm nay.

Trong số khoảng 327.000 ngôi nhà trong khu vực, ít nhất 127.000 ngôi nhà đã báo cáo một số thiệt hại, theo Viện Thiệt hại Khai thác mỏ Groningen. Hơn 3.300 tòa nhà đã bị phá bỏ trong khu vực kể từ năm 2012 vì động đất khiến chúng không an toàn, đài truyền hình Hà Lan NOS cho hay.

Thủ tướng Hà Lan Rutte đã xin lỗi công khai trước quốc hội vào năm 2019, nhưng chính phủ Hà Lan vẫn đối mặt với nhiều chỉ trích liên quan tới mỏ khí đốt Groningen. Mỏ này mang lại tổng lợi nhuận là 428 tỉ euro (422 tỉ USD), trong đó nhà nước Hà Lan nhận được 363,7 tỉ euro (356 tỉ USD) trong 60 năm qua, theo tờ Het Financieele Dagblad.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đường ống khí đốt Nord Stream cần phải sửa chữa như thế nào?

Thanh Hà |

Để sửa chữa Nord Stream, trước tiên cần xác định mức độ thiệt hại. Khi đó, khó khăn mới thực sự bắt đầu.

Quốc gia EU đạt được thỏa thuận khí đốt quý báu với Nga

Thanh Hà |

Tập đoàn Gazprom của Nga sẽ cho phép Hungary hoãn thanh toán khí đốt nếu cần thiết khi việc nhập khẩu tăng vọt đe dọa ngân sách vốn đã căng thẳng của nước này.

EU và bài toán khí đốt khi Nord Stream ngừng hoạt động

Song Minh |

Liên minh Châu Âu EU đang loay hoay với bài toán khí đốt cho mùa đông tới khi các đường ống Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc 1 và 2) bị rò rỉ nặng.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.