Ôtô bay điện của Trung Quốc lập kỷ lục mới

Song Minh |

Công ty AutoFlight tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã xác lập kỷ lục mới với Prosperity I, chiếc ôtô bay điện cất hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) có khả năng bay xa nhất trong cuộc thử nghiệm gần đây.

SCMP đưa tin, ngày 23.2.2023, chiếc Prosperity I năm chỗ ngồi đã vượt thành công chặng đường bay thử nghiệm dài 250,3 km.

Tian Yu, Chủ tịch và Giám đốc điều hành AutoFlight tuyên bố đây là khoảng cách xa nhất mà công ty từng đạt được với loại hình vận tải này.

Ông Tian Yu cho biết sự thành công của thử nghiệm này là nền móng nhằm hiện thực hoá tầm nhìn của ông về ứng dụng loại hình vận tải eVTOL vào thực tiễn.

So với trực thăng đòi hỏi chi phí vận hành cao, eVTOL có chi phí phải chăng hơn, đồng thời mang lại hiệu quả cao, dễ bảo trì và thân thiện với môi trường.

Trong tương lai, ông Tian Yu tin rằng eVTOL sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm tải tắc nghẽn, làm nền tảng cho một hệ thống giao thông mới.

Prosperity I sử dụng các cánh quạt tự bay lên theo phương thẳng đứng để cất cánh và sau đó chuyển sang bay ngang, giống như một chiếc máy bay truyền thống.

Ôtô bay Prosperity I. Ảnh: AutoFlight
Ôtô bay Prosperity I. Ảnh: AutoFlight

Hiện tại, AutoFlight đã ứng dụng Prosperity I tại Trung Quốc trong lĩnh vực hậu cần và đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực cùng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

Chính phủ Trung Quốc cũng có động thái ủng hộ việc phát triển Prosperity I thành một loại hình vận tải hoàn chỉnh. AutoFlight cho biết Prosperity I sẽ được cấp chứng nhận của Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu vào năm 2025, đồng thời sẽ tiến hành đưa sản phẩm thương mại đầu tiên vào thị trường các nước châu Âu và Mỹ.

Chuyến bay thử nghiệm đường dài thành công của Prosperity I phản ánh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực eVTOL, khi họ thúc đẩy làn sóng đổi mới tiếp theo trong thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Prosperity I không phải là thử nghiệm duy nhất tại Trung Quốc. Ngày 30.1.2023, công ty sản xuất ôtô Zhejiang Geely Holding Group tuyên bố chi nhánh Aerofugia đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm nguyên mẫu năm chỗ AE-200.

Cũng trong ngày hôm đó, một công ty sản xuất ôtô khác là Xpeng Motors thông báo rằng AeroHT - nguyên mẫu eVTOL hai chỗ - được cấp chứng nhận thử nghiệm.

Tian thành lập AutoFlight vào năm 2016 với mục đích nghiên cứu và phát triển công nghệ eVTOL. Công ty đã thành lập một khu liên hợp sản xuất rộng 27.000 mét vuông tại Côn Sơn, một thành phố cấp quận ở phía đông tỉnh Giang Tô, gần với các nhà cung cấp khác của họ trong khu vực đồng bằng sông Dương Tử.

Ảnh: AutoFlight
Cơ sở sản xuất của AutoFlight ở Côn Sơn. Ảnh: AutoFlight

AutoFlight lần đầu công bố chiếc eVTOL 4 chỗ ngồi với tên gọi v1500m tại một triển lãm hàng không tháng 9.2021 tại Trung Quốc. Prosperity I hiện là nguyên mẫu mới nhất với nội thất được nâng lên 5 chỗ ngồi.

Chiếc ôtô bay này có khả năng cất và cánh thẳng bằng cách sử dụng 8 cánh quạt cố định và sử dụng cánh cùng 2 quạt đẩy ở phía sau, cho phép Prosperity I có thể bay với khoảng cách lên đến 250 km.

Với kinh nghiệm 20 năm trong ngành cơ khí hàng không, Tian tin rằng công nghệ cất cánh và hạ cánh thẳng sẽ có tác động lớn trong việc phát triển loại hình vận tải mới an toàn và đáng tin cậy, đồng thời được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hơn so với loại hình tương tự hiện tại là trực thăng.

Trong khoảng thời gian ứng phó đại dịch COVID-19, AutoFlight đã sử dụng eVTOL để vận chuyển bộ lấy mẫu xét nghiệm tới Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây.

Ông cho biết, trong tương lai, AutoFlight sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của eVTOL ngoài lĩnh vực hậu cần như vận chuyển công cụ, vật tư, hàng hoá tới khu vực nơi đường sá chưa phát triển như đảo, núi, sa mạc, đồng thời ứng dụng vào công tác khẩn cấp cứu hộ.

Prosperity I trong chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: AutoFlight
Prosperity I trong chuyến bay thử nghiệm. Ảnh: AutoFlight

Tian cho biết trong thời gian tới, AutoFlight sẽ tiến hành đăng ký chứng chỉ an toàn bay nhằm sử dụng Prosperity I cho mục đích vận chuyển hàng hoá. Sau khi được cấp chứng chỉ, AutoFlight sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất với mục tiêu 1.000 chiếc mỗi năm.

Theo một báo cáo của Morgan Stanley năm 2021, lĩnh vực “giao thông hàng không đô thị” toàn cầu được dự đoán sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 1,5 nghìn tỉ USD vào năm 2040, với Trung Quốc chiếm khoảng 29% tổng thị trường.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ sự vượt trội đáng kinh ngạc của Trung Quốc so với Mỹ

Song Minh |

Trung Quốc "vượt trội đáng kinh ngạc" so với Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ quan trọng và mới nổi, theo ASPI.

Ôtô bay Nhật Bản thực hiện chuyến bay chở người đầu tiên ngoài trời

Ngọc Vân |

Nhật Bản đặt mục tiêu thương mại hóa ôtô bay ở những vùng xa xôi.

Hãng xe điện Trung Quốc trình làng ôtô bay có thể lái trên đường

Đức Mạnh |

Hãng sản xuất xe điện Xpeng của Trung Quốc cho ra mắt ôtô bay có thể hoạt động trên đường bộ trong kế hoạch triển khai tới năm 2024.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.