Trở ngại đằng sau sự suy giảm dân số của Trung Quốc

Khánh Minh |

Dân số của Trung Quốc lần đầu giảm trong hơn 60 năm xuống còn 1,42 tỉ người trong năm 2022, giảm 850.000 người so với cuối năm 2021 - theo số liệu ngày 17.1 của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Sự sụt giảm dân số đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nước đông dân nhất thế giới, theo CNA. Liên Hợp Quốc dự đoán Ấn Độ sẽ sớm vượt Trung Quốc và trở thành quốc gia đông dân nhất trong năm nay, trong khi dân số Trung Quốc sẽ tiếp tục sụt giảm, còn 1,313 tỉ người vào năm 2050.

Dân số Trung Quốc giảm - không bất ngờ

Lý do đằng sau việc sụt giảm dân số ở Trung Quốc là dễ suy đoán và có hai lý do chính. Đầu tiên, chính sách một con lâu đời của quốc gia này, được thi hành từ năm 1980 đến 2016, đã khiến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm đáng kể.

Thứ hai, việc sẵn sàng trở thành cha, mẹ ở nước này cũng đã giảm dần và nhanh chóng. Theo báo cáo từ Ngân hàng Thế giới, tổng tỉ suất sinh của Trung Quốc (TFR, được đo bằng số ca sinh/phụ nữ), đã giảm từ 2,7 trong năm 1980 xuống còn 1,3 trong năm 2020.

Trong khi các quốc gia đạt được sự phát triển kinh tế bền vững thường có tỉ lệ sinh giảm, TFR của Trung Quốc chỉ đạt mức 1,3 - một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

Do đó, việc sụt giảm dân số ở Trung Quốc không phải là điều bất ngờ. Trên thực tế, Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự báo dân số giảm 0,49/1.000 vào năm 2022.

Việc chính phủ nới lỏng chính sách một con vào năm 2016, cho phép các gia đình sinh thêm con là quá muộn để thay đổi xu hướng dân số của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tốc độ già hoá dân số ở nước này cũng đang tăng nhanh và là mối lo ngại đáng báo động cho nền kinh tế. Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, từ 16 đến 64 tuổi, bắt đầu giảm vào giữa những năm 2010, từ 988 triệu vào năm 2016 xuống còn 946 triệu vào năm 2022.

Trong khi đó, số người từ 65 tuổi trở lên đạt mức 210 triệu vào năm 2022, tăng 40% so với năm 2016.

Tác động lên nền kinh tế trong nước 

Cơ cấu dân số của Trung Quốc đang xoay chuyển mạnh mẽ khi dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục giảm, đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể không còn dựa được vào các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu liên quan để tăng trưởng.

Chi phí lao động ở Trung Quốc đã bắt đầu tăng trong những năm 2000. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nguồn cung nhân lực đang giảm dần sẽ đẩy nhanh tốc độ gia tăng chi phí.

Hơn nữa, dân số già cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của chính phủ và một hệ thống hưu trí tốt hơn. Điều này có nghĩa là chính phủ sẽ có ít nguồn lực tài chính hơn để chi cho các lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng và trợ cấp cho các ngành và doanh nghiệp mục tiêu.

Dân số ngày càng già đi và sụt giảm là lời nhắc nhở rằng cách tiếp cận của Trung Quốc cần một sự đổi mới đáng kể. Những biện pháp thực tế mới được kỳ vọng có thể giúp tái tạo năng suất và thay đổi chính sách đối với nền kinh tế của đất nước.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể củng cố thêm hệ thống lương hưu và giảm thiểu sự bất bình đẳng trong thu nhập thông qua cải cách.

Cuối cùng, những thay đổi về dân số của Trung Quốc, cả về quy mô và cấu trúc, tái khẳng định cam kết của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, dựa trên các phương thức đổi mới. Đưa nền kinh tế lên cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu về lao động chi phí thấp.

Hành khách tại bến xe buýt Langdong ở Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, ngày 7.10.2019. Ảnh: Xinhua
Hành khách tại bến xe buýt Langdong ở Nam Ninh, miền nam Trung Quốc, ngày 7.10.2019. Ảnh: Xinhua

Cơ hội rộng mở cho Đông Nam Á

Nhìn chung, việc Trung Quốc hướng tới tiêu dùng hàng nội địa và tăng trưởng dựa trên đổi mới sẽ mang lại cơ hội cho các nước láng giềng, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với Đông Nam Á.

Trong hai thập kỷ qua, các tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng và sắp xếp lại chuỗi cung ứng trong khu vực để duy trì tính cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, chiến lược đầu tư “Trung Quốc +1" (China Plus One) nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Khi chi phí lao động của Trung Quốc tiếp tục tăng và chuỗi giá trị cung ứng ngày càng được cải thiện, Đông Nam Á sẽ có thêm nhiều nhu cầu hướng đến xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc.

Ngoài ra, đại lục này còn là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm hơn 20% tổng xuất khẩu hàng hoá ra bên ngoài ASEAN vào năm 2021.

Trung Quốc cũng sửa đổi các chính sách nghiêm ngặt về COVID-19 vào đầu tháng 12.2022 và khởi động các tour du lịch tới một số điểm đến, bao gồm 7 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), mang lại hy vọng cho sự phục hồi ngành du lịch trong khu vực.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Dân số Trung Quốc lần đầu giảm sau hơn 60 năm

Thanh Hà |

Dữ liệu chính thức cho thấy dân số Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau hơn 60 năm - một bước ngoặt lịch sử với quốc gia đông dân nhất thế giới đang được cho là sẽ có thời kỳ suy giảm dân số kéo dài.

Nghỉ hưu thời dân số già hóa ở Châu Á

Thanh Hà |

Ở Đông Á, dân số ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới và thế hệ trẻ giảm, lao động lớn tuổi thường phải làm việc ở tuổi ngoài 70.

Dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Trung Quốc đối mặt tỉ lệ sinh giảm

Anh Vũ |

Trung Quốc đang chứng kiến tỉ lệ sinh giảm mạnh do nhiều người trẻ tuổi có xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn.

Người dân mất sinh kế sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Sau vụ vỡ đập bùn thảiBắc Kạn, hơn 1.000 tấn chất thải tràn ra môi trường khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng, đứng trước nguy cơ mất sinh kế.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tình thế khó khăn của phim Hàn chiếu cuối tuần

An Nhiên |

Năm nay, thành tích của các bộ phim Hàn chiếu cuối tuần trên đài KBS khá ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ đến Giải thưởng phim truyền hình diễn ra vào cuối năm.

Dân số Trung Quốc lần đầu giảm sau hơn 60 năm

Thanh Hà |

Dữ liệu chính thức cho thấy dân số Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau hơn 60 năm - một bước ngoặt lịch sử với quốc gia đông dân nhất thế giới đang được cho là sẽ có thời kỳ suy giảm dân số kéo dài.

Nghỉ hưu thời dân số già hóa ở Châu Á

Thanh Hà |

Ở Đông Á, dân số ngoài độ tuổi lao động nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới và thế hệ trẻ giảm, lao động lớn tuổi thường phải làm việc ở tuổi ngoài 70.

Dân số thế giới đạt 8 tỉ người, Trung Quốc đối mặt tỉ lệ sinh giảm

Anh Vũ |

Trung Quốc đang chứng kiến tỉ lệ sinh giảm mạnh do nhiều người trẻ tuổi có xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn.