Trung Quốc ra quy định mới về đạo đức sinh học sau vụ sửa gene người

Khánh Minh |

Trung Quốc đã ban hành các quy định mới về đạo đức sinh học gồm những nghiên cứu liên quan đến con người, tiếp tục mở rộng phạm vi điều chỉnh của các nghiên cứu khoa học và y học đời sống.

Mới đây, các nhà phân tích đã đề cập tới chính sách “quan trọng và toàn diện nhất” của Trung Quốc về các chuẩn mực trong việc đánh giá đạo đức kể từ vụ bê bối chỉnh sửa gene người gây tranh cãi vào năm 2018 của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê (He Jiankui).

Chính sách được đưa ra khoảng 7 năm sau khi chính sách đầu tiên có liên quan được ban hành tại Bắc Kinh - SCMP đưa tin.

Chính sách mới nhất mở rộng phạm vi quy định của hướng dẫn năm 2016 và phổ biến nhiều chi tiết hơn đối với nghiên cứu liên quan đến con người và các hình phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Cụ thể, chính sách năm 2016 chỉ áp dụng cho nghiên cứu y, sinh học trong các viện y tế, nhưng chính sách mới sẽ bao gồm cả các nghiên cứu liên quan đến con người không chỉ trong các viện y tế, mà còn có các trường cao đẳng và viện nghiên cứu.

Theo quy định, các cơ quan nên thành lập một ủy ban đánh giá đạo đức nếu họ tiến hành thẩm định về khoa học đời sống và nghiên cứu y học liên quan đến con người.

Ngoài nghiên cứu về chủ đề con người thông thường, các nghiên cứu về tế bào, mô, cơ quan nội tạng, trứng đã thụ tinh, phôi và bào thai của con người cũng sẽ được xem xét và đánh giá.

Ngày 28.2.2023, Ủy ban Y tế Quốc gia, Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Quản lý quốc gia về Y học cổ truyền Trung Quốc đã ban hành các quy định với tiêu đề “Các biện pháp đánh giá đạo đức đối với khoa học đời sống và nghiên cứu y học liên quan đến con người”.

Joy Zhang, nhà xã hội học tại Đại học Kent và Lei Ruipeng, nhà đạo đức sinh học tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán đánh giá: “Đây là chính sách quan trọng và toàn diện nhất về đạo đức sinh học mà Trung Quốc đã đề xuất kể từ năm 2018”, đồng thời cũng nhấn mạnh những thử thách trước mắt: “Mặc dù Trung Quốc đã có những cải tiến đáng kể về quy định đánh giá đạo đức quốc gia nhưng vẫn tồn tại những lỗ hổng chưa thể giải quyết”.

“Ngoài việc bắt kịp những nguyên tắc mới của luật pháp, việc nuôi dưỡng một nền văn hoá nơi các học giả Trung Quốc ‘cảm thấy yên tâm khi có những cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn về những câu hỏi hóc búa’ cả trong và ngoài nước, cũng khá quan trọng đối với việc giám sát về mặt đạo đức” - Joy Zhang và Lei Ruipeng cho biết.

Chính sách cũng yêu cầu sự bảo trợ đặc biệt cho những người tham gia nghiên cứu từ các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có vấn đề về trí tuệ hoặc tâm thần.

Theo đó, cần đặc biệt chú ý đến các nghiên cứu có liên quan đến trứng, phôi, thai nhi đã thụ tinh hoặc những thứ có thể bị ảnh hưởng bởi các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Các tổ chức và ủy ban đánh giá đạo đức cũng sẽ bị trừng phạt nếu không nộp và tải thông tin lên hệ thống đăng ký nghiên cứu y tế quốc gia, hoặc không thúc giục các nhà nghiên cứu gửi báo cáo liên quan và tiến hành các đánh giá về sau.

Điều này xảy ra khi những tiến bộ trong công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ mới nổi khác đặt ra những thách thức ngày càng tăng đối với quản trị và đạo đức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Công nghệ là một công cụ lớn mạnh để phát triển, nhưng nó cũng có thể là một nguồn rủi ro nếu đi sai hướng”.

Trung Quốc đã củng cố các luật lệ và quy định về đạo đức kể từ vụ bê bối chỉnh sửa gene người vào năm 2018, trong đó nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê đã bị kết án 3 năm tù vì hành vi “hành nghề y bất hợp pháp”.

Tháng 3.2022, Trung Quốc đã ban hành chính sách toàn diện đầu tiên về tăng cường quản trị đạo đức trong khoa học và công nghệ, bao gồm giám sát và cảnh báo sớm các rủi ro đạo đức, đồng thời điều tra và xử lí nghiêm minh các động cơ trái pháp luật.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Nhà khoa học Trung Quốc gây tranh cãi với dự án y khoa đầy tham vọng

Thảo Phương |

Sau 3 năm bị kết án tù vì hành nghề bất hợp pháp, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) tiếp tục gây tranh cãi bởi dự án y khoa mới: Tìm ra phương pháp trị bệnh rối loạn dưỡng cơ.

Hé lộ cuộc sống của những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới

Song Minh |

Theo nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người Hạ Kiến Khuê, những em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới do ông tạo ra hiện đang sống hạnh phúc với cha mẹ.

Nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene người tái xuất với dự án mới

Khánh Minh |

Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra 3 đứa trẻ được chỉnh sửa gene người đầu tiên trên thế giới đang tìm kiếm tài trợ của chính phủ cho dự án mới.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.