Từ 2024, cơ sở giáo dục có được lựa chọn sách giáo khoa không?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email thangnguyenxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng tại các cơ sở giáo dục được thực hiện thế nào. Các trường học có được tự lựa chọn sách giáo khoa không?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 1 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông (có hiệu lực từ 12.2.2024) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

1. Thông tư này quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm: tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như sau:

1. Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.

2. Mỗi khối lớp lựa chọn 1 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).

3. Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT quy định về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:

1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 1 (một) hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 (một) hội đồng.

Như vậy, từ thàng 2.2024, các cơ sở giáo dục được quyền thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo các quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

nguyễn thuý
TIN LIÊN QUAN

Tôn trọng kết quả lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở

VĂN LÊ |

Thông tư 27/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định quyền lựa chọn sách giáo khoa thuộc giáo viên và cơ sở giáo dục. Nhân dịp này, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh - đã có trao đổi về việc triển khai lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương.

Trả quyền chọn sách giáo khoa cho trường, thêm một bước cải cách giáo dục

Lê Thanh Phong |

Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Nhà trường được chọn sách giáo khoa - thầy cô vui, học sinh được lợi

Trà My |

Sau một thời gian giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các tỉnh, thành phố và vấp nhiều ý kiến trái chiều, mới đây Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Xác định nguyên nhân vụ cha đánh con 3 tháng tuổi nhập viện

Hoài Phương |

Bình Định - Liên quan vụ cháu bé 3 tháng tuổi bị cha bạo hành, phải nhập viện với nhiều vết bầm trên cơ thể, Công an đã xác định được nguyên nhân vụ việc.

Nhà văn Hàn Quốc Han Kang giành giải Nobel Văn chương 2024

Thanh Hà |

Giải Nobel Văn chương năm 2024 đã được trao cho Han Kang - một tác giả người Hàn Quốc.

Bất ngờ kết quả kiểm định đồng hồ vụ hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Công ty CP Nước sạch Thái Bình xử lý, giải quyết vụ chủ quán cafe khiếu nại vì hóa đơn nước tăng cao đột biến, bất thường ra sao?

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Vàng nhẫn tiếp đà giảm

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 10.10: Giá vàng đồng loạt sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Nghĩ đau bụng nhẹ, cô gái suýt tử vong vì dị dạng mạch máu

ÁNH LY |

TPHCM - Bệnh nhân nữ 21 tuổi vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh vì bị dị dạng mạch máu ở ruột non gây xuất huyết nặng, đe dọa tử vong.

Tôn trọng kết quả lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở

VĂN LÊ |

Thông tư 27/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định quyền lựa chọn sách giáo khoa thuộc giáo viên và cơ sở giáo dục. Nhân dịp này, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh - đã có trao đổi về việc triển khai lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương.

Trả quyền chọn sách giáo khoa cho trường, thêm một bước cải cách giáo dục

Lê Thanh Phong |

Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.

Nhà trường được chọn sách giáo khoa - thầy cô vui, học sinh được lợi

Trà My |

Sau một thời gian giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các tỉnh, thành phố và vấp nhiều ý kiến trái chiều, mới đây Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 27 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 25. Bắt đầu từ năm 2024, quyền chọn sách giáo khoa sẽ được trả lại cho nhà trường.