Bốc thăm “may rủi” vào mầm non: Người lớn bất lực, con trẻ thiệt thòi

TƯỜNG VÂN |

Những ngày qua, việc phụ huynh phải bốc thăm để giành suất cho con vào trường mầm non công lập ở Hà Nội khiến dư luận quan tâm. Trong khi người lớn vẫn bất lực, cho rằng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia bốc thăm, thì con trẻ là người chịu thiệt thòi khi cuộc thi tuyển đầu đời của các bé lại phụ thuộc vào bàn tay may rủi của bố mẹ.  

Con trẻ sẽ là người chịu thiệt thòi

Buổi bốc thăm được tổ chức tại UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội với quy trình hai vòng. Vòng một là bốc thăm số thứ tự. Vòng 2, phụ huynh sẽ dùng số thứ tự này để lần lượt bốc thăm phiếu tuyển sinh. Các phiếu hợp lệ là phiếu có đầy đủ xác nhận của Trường Mầm non Hoàng Liệt. Lá phiếu trúng tuyển sẽ in chữ: "Chúc mừng bé đã trúng tuyển vào trường". Ngược lại, khi bốc phải lá phiếu ghi chữ: "Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường", phụ huynh sẽ phải tìm trường ngoài công lập cho con.

Sống tại Tứ Kỳ, Hoàng Mai từ khi sinh ra, chị Nguyễn Thị Ngọc Anh bày tỏ sự bức xúc khi người dân địa phương hiến đất xây trường nhưng con cháu lại không được học trường công lập. Bốc phải lá phiếu "Rất tiếc bé không trúng tuyển vào trường", chị Ngọc Anh không khỏi ái ngại khi nghĩ về tương lai của con mình sau này.

"Chưa bao giờ tôi có thể hình dung 1 ngày mình phải phụ thuộc vào vận may rủi để giành chỗ cho con học trong khi đấy là quyền lợi chính đáng của con. Không thể để con thất học, nhưng học phí trường tư thục là quá sức với gia đình tôi" - người mẹ nói.

Dù bức xúc đan xen nỗi thấp thỏm, lo lắng nhưng phụ huynh buộc phải chấp nhận với phương án này, vì đây là giải pháp duy nhất để đảm bảo công bằng cho các thí sinh. Bởi lẽ, Hoàng Liệt là trường mầm non công lập duy nhất của phường Hoàng Liệt - địa bàn có dân số rất đông.

Theo số liệu thống kê của Phòng GDĐT quận Hoàng Mai, năm học 2022 - 2023, trường được phân bổ 559 chỉ tiêu tuyển sinh cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. Trường nhận được 226 hồ sơ xin học cho trẻ 5 tuổi; nhóm trẻ 4 tuổi là 290 hồ sơ (gấp 3,2 lần chỉ tiêu) và 3 tuổi là 423 (gấp 1,7 lần chỉ tiêu). Do quá tải, nhà trường ưu tiên nhận hết 226 hồ sơ trẻ 5 tuổi, phân bổ thành 13 lớp mẫu giáo nhằm đảm bảo 100% trẻ mầm non 5 tuổi được đi học, chuẩn bị cho việc vào lớp 1 năm học tới. Còn các trẻ từ 3 - 4 tuổi, nhà trường chỉ tuyển thêm 333/713 hồ sơ đăng ký. Nhà trường quyết định tổ chức bốc thăm dưới sự chứng kiến các bên liên quan để kết quả được công bằng, minh bạch.

Cần giải pháp quyết liệt để không còn cảnh phải... bốc thăm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, câu chuyện phụ huynh phải bốc thăm may rủi giành suất cho con vào học tại trường mầm non công lập vốn là chuyện cực chẳng đã nay lại xuất hiện ngay tại Hà Nội - bộ mặt của cả nước khiến bất kỳ ai cũng phải suy nghĩ.

Ông Vinh chỉ rõ nghịch lý hiện nay, khi nhà đất dành cho bất động sản vẫn mọc lên, khách sạn vẫn phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua nhưng trường học lại quá thiếu thốn.

"Thiếu nơi học cho trẻ mầm non 5 tuổi có thể do thiếu nguồn lực của nhà nước, đội ngũ giáo viên thiếu do không quy hoạch dự báo. Còn nhớ chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi được Quốc hội phê chuẩn các đây hơn 10 năm... Nhưng dường như ở một số địa phương chưa chuyển biến trong nhận thức và trong hành động. Trường mẫu giáo ngoài công lập có nhưng mức học phí quá cao khiến nhiều gia đình công nhân viên chức nghèo không thể cho các bé đến trường.

Rõ ràng chúng ta trong quá trình phát triển đô thị và các khu công nghiệp nhưng lại không chú ý đến quy hoạch hạ tầng xã hội như giáo dục và y tế. Trẻ em thiếu nơi học, người lao động không thể yên tâm sản xuất, xã hội không thể phát triển" - TS Hoàng Ngọc Vinh nhận định.

Để khắc phục tình trạng đáng buồn này xảy ra ở những năm học tới, ông Vinh cho rằng, cần một cơ chế giám sát minh bạch, chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính chất răn đe cao, nhằm loại bỏ “lợi ích nhóm” trong việc lập và điều chỉnh quy hoạch. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó, cần sự giám sát của nhân dân để có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những vi phạm.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên nghiên cứu chính sách hỗ trợ các trường mẫu giáo ngoài công lập để giảm học phí cho các bé, đảm bảo quyền được học tập của trẻ nhỏ.

"Trong khi trường công lập học phí một bé khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tháng thì học phí trường ngoài công lập thường là từ 3 - 4 triệu đồng. Những trường chất lượng cao thì học phí đắt hơn nhiều. Hà Nội nên đưa vào nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân để dành quỹ đất, bố trí nguồn lực để xây dựng trường mầm non, tiểu học. Cắt bớt các công trình xét thấy chưa cần thiết.

Hà Nội là thủ đô của cả nước, thu hút nguồn lao động giỏi về sinh sống, lao động, sản xuất. Nếu không có chính sách giáo dục, y tế phù hợp, nền kinh tế sẽ tụt lùi" - ông Vinh nhấn mạnh.

TƯỜNG VÂN
TIN LIÊN QUAN

Bốc thăm vào trường mầm non công lập: Đầu đời đã phải chịu cảnh "may rủi"

ANH THƯ |

Hà Nội - Phụ huynh phải trải qua 2 vòng bốc thăm đầy may rủi để giành suất cho con vào trường mầm non công lập tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai).

Kỷ luật loạt lãnh đạo vụ hủy hoại đất rừng Lao Động phản ánh

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Liên quan vụ hủy hoại đất rừng để xây dựng trái phép mà Báo Lao Động phản ánh, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đà Bắc đã kỷ luật loạt lãnh đạo xã.

Thuê đơn vị chưa có chứng nhận ATVSTP nấu ăn cho học sinh

Minh Chuyên - Đặng Tình |

Công ty TM DV An Thịnh chưa được cơ quan chức năng ở Hòa Bình cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn được trường học thuê nấu ăn cho học sinh.

Làm rõ việc người nước ngoài sống ở NOXH Bắc Giang, Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Phóng viên Báo Lao Động liên hệ với chính quyền tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh làm rõ tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong nhà ở xã hội (NOXH).

Trực tiếp bóng chuyền LPB Ninh Bình 0-0 Hóa chất Đức Giang Lào Cai: Set 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa LPB Ninh Bình và Hóa chất Đức Giang tại tứ kết giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á, diễn ra lúc 13h00 hôm nay (26.9).

Trần nhà bong từng mảng, bất an sống tại chung cư chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Hạnh Thơm |

Hà Nội - Hiện nay, nhiều hộ dân vẫn đang chấp nhận sống tạm bợ ở những khu chung cư cũ xuống cấp.

Độc lạ nghề massage hoa dừa lấy mật

NGỌC ANH |

Trà Vinh - Người làm nghề massage hoa dừa để lấy mật phải có nghệ thuật, học nhiều tháng mới thu được mật ngon cung ứng cho thị trường.

Đòn tấn công chưa từng thấy của Hezbollah vào Israel

Thanh Hà |

Hezbollah lần đầu bắn tên lửa đạn đạo gần Tel Aviv, Israel.

Bốc thăm vào trường mầm non công lập: Đầu đời đã phải chịu cảnh "may rủi"

ANH THƯ |

Hà Nội - Phụ huynh phải trải qua 2 vòng bốc thăm đầy may rủi để giành suất cho con vào trường mầm non công lập tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai).