Ám ảnh câu chuyện về thợ móc cống của tác giả đặc biệt đã nằm viết 20 năm

Huyền Chi |

Dù sức khỏe yếu, không thể đi lại, tác giả Nguyễn Phương Thúy vẫn nghị lực vượt lên nghịch cảnh, sáng tác 2 truyện ngắn về chủ đề công nhân, công đoàn, trong đó gây ấn tượng với tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất".

Nhà văn Nguyễn Phương Thúy là tác giả của truyện ngắn “Bán mặt trong lòng đất" tham dự Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn.

Chị gây ấn tượng với phong cách viết mềm mại, cảm xúc và câu chuyện vượt lên nghịch cảnh đầy nghị lực.

Nguyễn Phương Thúy là người khuyết tật loại đặc biệt nặng 26 năm nay. Năm 12 tuổi, chị mắc bệnh hiểm nghèo và từ đó nằm liệt giường, không thể đi lại.

Suốt 2 năm chạy chữa điều trị bệnh, chị có sự ủng hộ, động viên to lớn từ gia đình. Cô học sinh lớp 6 ngày ấy bắt đầu tập viết trở lại trong tư thế nằm ngửa, sức khỏe yếu.

Vượt lên nghịch cảnh, Nguyễn Phương Thúy đọc sách, báo, bắt đầu viết văn, thơ và tham dự nhiều cuộc thi văn học. Chị lấy bút danh Viên Nguyệt Ái, hiện là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.

Tại Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn, tác phẩm "Bán mặt trong lòng đất" của Nguyễn Phương Thúy lọt vào Chung khảo, gây xúc động với ban giám khảo.

Ngoài ra, chị còn nộp một tác phẩm khác dự thi là "Sợi này dệt ánh ban mai".

“Bán mặt trong lòng đất” khai thác câu chuyện cuộc đời của ông Thân - một công nhân thoát nước đô thị làm công việc nạo vét cống. Vợ của ông là bà Cần - một người phụ nữ có đứa con ngoài giá thú. Ngày trẻ, ông Thân cứu con trai của bà Cần bị ngã xuống cống, từ đó nảy sinh tình cảm và kết duyên vợ chồng.

Sau này, họ có đứa con trai thứ hai là Tuấn. Một lần, Tuấn và bạn đi tìm chiếc ví đánh rơi thì tình cờ nhìn thấy cảnh ông Thân vừa kết thúc ca làm, người nhếch nhác đầy bùn đất hôi thối từ dưới cống trèo lên. Khoảnh khắc đó khiến Tuấn và ông Thân chết lặng nhìn nhau, không nói nên lời.

Truyện ngắn “Bán mặt trong lòng đất” kể về người công nhân thoát nước đô thị. Ảnh: Ban tổ chức
Truyện ngắn “Bán mặt trong lòng đất” kể về người công nhân thoát nước đô thị. Ảnh: Ban tổ chức

Trong cuộc trò chuyện với Lao Động, tác giả Nguyễn Phương Thúy cho biết, chị  gửi 2 truyện ngắn vì được truyền cảm hứng từ người mẹ từng là công nhân.

Từ nhỏ, thấy mẹ cặm cụi đi làm ba ca, rồi còn phải tăng ca, Nguyễn Phương Thúy thấm thía và thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân của người lao động. Chị quyết định tham gia cuộc thi để tri ân mẹ, đồng thời thử sức với thể loại văn học về công nhân, công đoàn.

Khi theo đuổi công việc viết lách, những người xung quanh chị nói người khỏe mạnh muốn sáng tác đã khó, chị còn nằm một chỗ thì sẽ rất vất vả. Có người nói chị từ bỏ, nghỉ ngơi để gia đình chăm sóc.

Tác giả sinh năm 1985 thừa nhận việc tìm hiểu về công việc nạo vét cống là một khó khăn vì chị không thể ra ngoài quan sát, không có thực tế sáng tác.

Chị kể lại quá trình sáng tác truyện ngắn: "Hoàn cảnh gò bó, tôi nằm trên giường bệnh nhưng tôi đọc và xem rất nhiều. Tôi tìm hiểu cặn kẽ về công việc này qua sách, báo, các phương tiện truyền thông, xem phóng sự, video thực tế rồi mới đặt bút viết. Từ đó, tôi biết những người công nhân thoát nước đô thị thao tác thế nào, những công đoạn được thực hiện ra sao, những gian truân, vất vả trong nghề".

Nguyễn Phương Thúy có sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của mẹ trong sinh hoạt, công việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Phương Thúy có sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của mẹ trong sinh hoạt, công việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Qua tác phẩm, chị muốn nhấn mạnh sự liên kết về mặt tình cảm giữa người với người. Mối liên kết đó bền chặt và sẽ trở thành động lực để con người phấn đấu, tin vào cuộc sống. Có lòng bao dung và cảm thông, những người lao động có thể cùng nhau vượt qua khó khăn.

Khi được hỏi về tình tiết đắt giá nhất trong truyện, Nguyễn Phương Thúy chia sẻ: "Điều mà tôi tâm đắc nhất trong truyện ngắn này là sự chuyển biến tâm lý của nhân vật Tuấn dành cho người cha của cậu. Là một thanh niên sĩ diện, không dám đối mặt với nghề nghiệp của bố, đã có lúc Tuấn hổ thẹn, lảng tránh công việc của ông Thân.

Trong lần tình cờ nhìn thấy bố nhếch nhác vừa mới từ dưới cống lên, tâm lý của Tuấn vẫn chưa biến chuyển, thậm chí quay lưng bỏ đi. Nhưng lúc ấy, hình tượng người cha đã in sâu vào tâm thức của cậu, để rồi cậu trở lại và đối diện với cái nghề của bố mình".

"Bán mặt trong lòng đất" là một trong những tác phẩm được ban giám khảo khen ngợi về chất liệu sống, lối viết sinh động và đầy cảm xúc.

 
Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Bệ phóng cho phong trào viết về công nhân, người lao động

PHẠM HUYỀN |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn mở ra những góc nhìn đầy đủ, để bạn đọc chia sẻ và thấu hiểu đời sống, việc làm, vai trò của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới.

Sân chơi ý nghĩa cho các nhà văn chuyên và không chuyên viết về công nhân, công đoàn

Nhóm Pv |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Các tác phẩm văn học về công nhân, công đoàn sinh động và gây xúc động mạnh

Chí Long - Huyền Chi |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

Kiểm kê đất đai toàn thành phố Hà Nội

Minh Hạnh |

Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng năm 2024 trên toàn thành phố.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Bệ phóng cho phong trào viết về công nhân, người lao động

PHẠM HUYỀN |

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn mở ra những góc nhìn đầy đủ, để bạn đọc chia sẻ và thấu hiểu đời sống, việc làm, vai trò của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới.

Sân chơi ý nghĩa cho các nhà văn chuyên và không chuyên viết về công nhân, công đoàn

Nhóm Pv |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Các tác phẩm văn học về công nhân, công đoàn sinh động và gây xúc động mạnh

Chí Long - Huyền Chi |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).