Bạc Liêu: Long trọng tổ chức lễ Giỗ tổ Cải lương, tôn vinh Cao Văn Lầu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Việc tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” là nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và các bậc tiền nhân đã có công đóng góp cho quá trình ra đời và phát triển bản vọng cổ, "bài ca vua" trong sân khấu cải lương Nam bộ.

Tối ngày 6.9, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VHTTTTDL) tỉnh Bạc Liêu tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang (1919-2022) và Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ XIII.

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đề nghị ngành văn hóa tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của văn hoá với tính chất là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển; là nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềm quan trọng trong phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu dự và phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nhật Hồ
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu dự và phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nhật Hồ

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hoá tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nguồn ngân sách Nhà nước gắn với việc huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa.

Tiếp tục quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển du lịch; chú trọng xây dựng văn hóa, con người Bạc Liêu đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Xây dựng Bạc Liêu là điểm đến hấp dẫn, hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, con người mến khách, thân thiện, nghĩa tình”, Bí thư tinhr ủy Bạc Liêu chỉ đạo.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa, văn học - nghệ thuật tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn mới. Đổi mới chính sách đãi ngộ, kịp thời tôn vinh tài năng và cống hiến của họ cho sự phát triển văn hóa tỉnh nhà.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (đứng giữa) thắp hương tại mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Nhật Hồ
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (đứng giữa) thắp hương tại mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Nhật Hồ

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở VHTTTTDL tỉnh Bạc Liêu cho biết, cách đây 103 năm, đúng vào đêm Rằm tháng 8 năm 1919, tại làng Vĩnh Hương, tổng Thạnh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là phường 2, thành phố Bạc Liêu) xuất hiện một tác phẩm văn học nghệ thuật độc đáo. Đó là bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Bản Dạ cổ hoài lang do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác vinh danh nền sân khấu cải lương Nam bộ.

Trải qua một khoảng thời gian 103 năm, bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi đến nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32, nhịp 64 và trở thành bài ca trụ cột trong loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ.

Các thế hệ sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu tại đêm giỗ tổ. Ảnh: Nhật Hồ
Các thế hệ sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu tại đêm giỗ tổ. Ảnh: Nhật Hồ

Khi bản “Dạ cổ hoài lang” ra đời đã nhanh chóng lan tỏa từ Bạc Liêu đến các tỉnh, thành trong cả nước, bởi nội dung của nó hết sức gần gũi với tâm trạng của con người, với 20 câu đầy chất thơ, ca với nhịp 2.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã khắc chạm, tạo dựng nên một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gần gũi với đời thường, trải lòng hy sinh chấp nhận và vò võ đợi trông ngày về của chồng với hai chữ “bình an”.

Với ý nghĩa và giá trị ấy đã được Đảng bộ, nhân dân Bạc Liêu và giới văn nghệ sĩ trong cả nước tôn vinh, tên của ông được đặt tên một con đường, một Rạp hát và Nhà hát mang tên Cao Văn Lầu.

Sân khấu cải lương tại Bạc Liêu vẫn phát triển dù còn khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ
Sân khấu cải lương tại Bạc Liêu vẫn phát triển dù còn khó khăn. Ảnh: Nhật Hồ

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia và còn là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL và của cả nước.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu còn là nơi trưng bày, giới thiệu hình ảnh về Đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu cải lương Nam bộ.

Nơi đây còn là khu sinh hoạt văn hóa truyền thống, là điểm hẹn, là nơi hội tụ các văn nghệ sĩ, nghệ nhân, là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách và những người mộ điệu nghệ thuật đờn ca tài tử, sân khấu cải lương trong và ngoài nước.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Hơn 85.700 học sinh tỉnh Bạc Liêu vào năm học mới

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Cùng với cả nước, sáng nay ngày 5.9, hơn 85.700 học sinh tại tỉnh Bạc Liêu bước vào năm học mới.

NSƯT Kim Tử Long chia sẻ điều đặc biệt về cố nghệ sĩ cải lương Minh Phụng

DI PY |

Đối với Kim Tử Long, đến thời điểm hiện tại, có thể có người giống Thanh Tuấn, Minh Vương, Tấn Tài nhưng chưa ai giống Minh Phụng.

Nghệ sĩ cải lương Diệu Hiền trải lòng về con cái và lý do vô viện dưỡng lão

DI PY |

NSƯT Diệu Hiền hiếm hoi trải lòng về chuyện con cái, cuộc sống gia đình với công chúng.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.