Rực rỡ những nét chạm của làng nghề 600 tuổi

Lương Hà |

Từ miền đất cổ, hình thành với hàng nghìn năm lịch sử, qua những nét chạm khắc tinh xảo, khéo léo, những nghệ nhân của làng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã duy trì và phát triển nghề chạm bạc truyền thống, đến nay cũng hơn 600 năm.

Bức tranh “Hồn quê làng Việt” hay còn gọi là “Cội nguồn quê hương”. Ảnh: LƯƠNG HÀ
Bức tranh “Hồn quê làng Việt” hay còn gọi là “Cội nguồn quê hương”. Ảnh: LƯƠNG HÀ

Thổi hồn vào từng nét chạm, khắc

Ghé đến làng Đồng Xâm vào dịp cuối năm, đúng thời điểm người dân làng nghề tất bật với công việc, đâu đâu cũng vang vọng tiếng chạm, khắc để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mỗi một sản phẩm, qua bàn tay chạm khắc lành nghề, từ trí tưởng tượng, quan sát những vật dụng quen thuộc hàng ngày của những nghệ nhân làng nghề Đồng Xâm, trở nên thật tự nhiên, có hồn.

Ông Triệu Đăng Khoa - Chủ tịch Hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm chia sẻ, để làm ra những sản phẩm chạm bạc, đồng, ông cẩn thận, lựa chọn các loại nguyên vật liệu như tấm thau (tấm đồng), bạc,... có chất lượng tốt để phục vụ sản xuất. Việc chạm khắc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và tính thẩm mỹ cao. Để tạo ra trang sức bằng bạc hay bức tranh, sản phẩm chạm khắc bằng chất liệu đồng, nghệ nhân làng Đồng Xâm phải thực hiện qua nhiều công đoạn cầu kỳ tạo ra sản phẩm mang nét đặc trưng, được cộng đồng ưa chuộng.

Tay thoăn thoắt đẩy từng đường cưa nhỏ vào những miếng đồng vuông cắt sẵn, ông Khoa kể tiếp: "Ngày nay, đa phần người dân làm chạm đồng, những sản phẩm to tiền và hàng đặt vì mang lại kinh tế tốt hơn. Sản phẩm hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên phải cắt đồng, làm khuôn, thúc tay rồi chạm trổ. Khi sản phẩm bóng hơn sẽ mang mài. Trong đó, khó nhất là công đoạn thúc tay để tạo hình khối và cuối cùng sản phẩm sẽ được mạ đồng. Như sản phẩm "Thuận buồm xuôi gió" này, tôi làm quen tay rồi nhưng cũng phải mất ít nhất 4 ngày mới xong".

Công đoạn thúc tay để tạo hình khối được các nghệ nhân làng Đồng Xâm tự tay thực hiện. Đây là công đoạn đòi hỏi tính tỉ mỉ kỹ thuật cao cùng đôi mắt nghệ thuật, bàn tay điêu luyện lành nghề và một số kỹ thuật “bí truyền”.

"Để tạo hình khối nổi có đến 50 loại ve chạm (hay còn gọi là đe chạm), mỗi ve chạm có kích thước khác nhau, phù hợp với các khối nổi to, nhỏ. Từng chi tiết nổi của sản phẩm được chúng tôi hình dung, khắc họa và tưởng tượng ngay trong đầu để khi chạm tạo nên những đường nét dứt khoát, thanh thoát, có hồn tự nhiên" - nghệ nhân ưu tú Tạ Văn Úy (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) cho biết.

Công đoạn tạo hình khối nổi cho sản phẩm. Ảnh: LƯƠNG HÀ
Công đoạn tạo hình khối nổi cho sản phẩm. Ảnh: LƯƠNG HÀ

Giữ nghề truyền thống 600 năm tuổi

Bằng bí quyết riêng biệt mang thương hiệu hàng trăm năm, những sản phẩm làm ra dưới bàn tay của các nghệ nhân làng nghề Đồng Xâm có giá trị cao về chất lượng, nghệ thuật. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng yêu mến, đón nhận. "Tiếng lành, đồn xa", nhiều cá nhân, đơn vị lặn lội từ xa tìm đến làng Đồng Xâm để đặt hàng do chính các nghệ nhân làm.

Các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm được phân làm 3 nhóm chính: Đồ thờ - trang trí bao gồm các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, tứ linh, tranh; đồ gia dụng gồm các loại bát, đĩa, ấm, chén; đồ trang sức gồm các loại dây chuyền, xà tích, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, khánh... Mỗi sản phẩm ở làng Đồng Xâm đa dạng, đẹp và tinh xảo.

"Từ ngày tôi còn bé đã học theo cha mẹ để làm nghề chạm bạc, đồng nên tôi đã gắn bó với nghề hơn 40 năm rồi. Đa phần các mẫu mã, sản phẩm khó tôi đều làm được, nhưng tác phẩm tôi tâm đắc nhất là bức tranh "Hồn quê làng Việt". Mỗi lần làm tôi đều tập trung cao độ tạo khối, tạo nét để người xem có thể hình dung được vẻ đẹp của làng quê Việt Nam xưa. Đến giờ, tôi đã bán ra thị trường hàng chục nghìn bức tranh, tùy kích thước to nhỏ khác nhau" - bà Tạ Thị Tươi (ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) - kể.

Chủ tịch Hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Triệu Đăng Khoa cho biết thêm, ngày nay đa phần người dân thích làm theo mẫu mã riêng, phải đạt được trên 90% so với bản gốc mới được gọi là sản phẩm hoàn thiện. Những sản phẩm như vậy đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề lâu năm, thật sự yêu nghề, muốn gắn bó, phát triển và giữ nghề truyền thống.

Nghề chạm bạc Đồng Xâm từng mai một trong quá khứ, nhưng hiện tại rất phát triển. Ông Nguyễn Văn Niết - Chủ tịch UBND xã Hồng Thái - cho hay, hiện nay, nghề chạm bạc đã thu hút hơn 50% số lao động của xã Hồng Thái với hơn 2.000 lao động có thu nhập ổn định và chia theo tổ hộ với hơn 150 tổ hộ sản xuất.

Sản phẩm Đồng Xâm có mặt ở nhiều nơi trên cả nước và được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều nghệ nhân giỏi của làng đã được phong Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề mây tre đan hối hả những ngày cận Tết

THU THUỶ |

Những ngày này, làng nghề mây, tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tất bật cho những đơn hàng cuối năm trước khi nghỉ Tết.

Làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm rực rỡ sắc màu trước Tết

Tô Công |

Phú Thọ - Trước Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê) đang vào mua tát ao, thả lưới, cung cấp nguồn cá phóng sinh cho người dân khắp mọi miền đất nước.

Làng nghề bánh đa truyền thống nổi tiếng ở Thái Bình tất bật vào vụ Tết

TRUNG DU |

Thái Bình - Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này, các hộ sản xuất ở làng nghề bánh đa truyền thống Dụ Đại (xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) luôn luôn tất bật tập trung sản xuất.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Làng nghề mây tre đan hối hả những ngày cận Tết

THU THUỶ |

Những ngày này, làng nghề mây, tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tất bật cho những đơn hàng cuối năm trước khi nghỉ Tết.

Làng nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm rực rỡ sắc màu trước Tết

Tô Công |

Phú Thọ - Trước Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp, làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê) đang vào mua tát ao, thả lưới, cung cấp nguồn cá phóng sinh cho người dân khắp mọi miền đất nước.

Làng nghề bánh đa truyền thống nổi tiếng ở Thái Bình tất bật vào vụ Tết

TRUNG DU |

Thái Bình - Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này, các hộ sản xuất ở làng nghề bánh đa truyền thống Dụ Đại (xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) luôn luôn tất bật tập trung sản xuất.