Rượu cần - nét văn hóa của người Jrai ở Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Gia Lai - Hàng năm, cứ đến dịp Tết đến xuân về, người đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai lại lên rừng hái lá cây về nấu rượu cần - một đặc sản mang hương vị núi rừng Tây Nguyên từ nghìn đời nay.

Làng đồng bào người Jrai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là cái nôi của văn hóa làm rượu cần truyền thống. Khi cây rừng bị lâm tặc triệt hạ, rừng càng lùi xa với bản làng thì việc tìm các loại lá cây làm nên hương men rượu cần khó khăn hơn, nhưng người dân vẫn chịu khó mang gùi đi kiếm tìm.

Chế biến men rượu cần. Ảnh T.T
Chế biến men rượu cần. Ảnh: T.T

Bà Nay H' Lơm (50 tuổi, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) cho hay, rượu cần được người dân xem là nước thiêng của Yàng (Trời), không thể thiếu trong không gian văn hóa của dân tộc bản địa. Việc nấu rượu cần rất kỳ công, qua nhiều giai đoạn và được chuẩn bị bởi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ đôn hậu, chịu khó.

Cuối tháng 12, phụ nữ ở làng mang gùi trên lưng đi bộ vào rừng từ mờ sáng để kiếm tìm các loại lá, rễ cây như: Hiam, pơnoc, oach, hang, jũ... Chỉ có người bản địa mới nhìn thấy, phân biệt được các loại lá, rễ đặc biệt này. Sau khi mang về nhà phơi khô, rửa sạch, các loại rễ sẽ được xay nhiễm, trộn đều với than lửa, ớt, củ riềng, củ gừng, muối để tạo thành men rượu cần đặc trưng.

Nhiều tinh hoa, kỳ công được người dân mang vào rượu cần. Ảnh T.T
Nhiều tinh hoa, kỳ công được người dân mang vào rượu cần. Ảnh: T.T

“Mỗi mùa thu hoạch gạo, bắp bà con phơi khô trên giàn bếp, sau đó đưa xuống trộn đều với men rượu để ngâm ủ. Phía trên nắp bình rượu cần có dùng lá chuối, lá rừng đậy lại, sau thời gian hơn một tháng sẽ thành rượu, ngâm lâu hơn thì rượu cần càng nồng và thơm” - bà Nay H’Lơm chia sẻ.

Người đồng bào Jrai làm rượu cần quanh năm nhưng làm nhiều nhất là vào thời điểm cuối năm, khi có nhiều ngày trọng đại như lễ cúng lúa mới, lễ cúng giọt nước, lễ hội đâm trâu…Bên chén rượu cần ngày xuân, dân làng chúc nhau sức khỏe, năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.

Rượu cần là nét đẹp văn hóa trong đời sống người Jrai. Ảnh T.T
Rượu cần là nét đẹp văn hóa trong đời sống người Jrai. Ảnh: T.T

Già làng Nay Hriu (huyện Phú Thiện) cho hay: “Rượu cần là nét văn hóa bản địa, mang tính cộng đồng, vì thế khi mở rượu cần, người ta không uống một mình mà nhiều người thân trong gia đình, hàng xóm, trưởng bản cùng quây quần uống bên nhau giữa nhà. Uống rượu cần cũng không nhất thiết phải phân biệt nam nữ, tuổi tác, địa vị. Mọi người hòa đồng cùng nhau để thưởng thức đủ mùi vị cay, ngọt, đắng… trong hơi men núi rừng”.

Rượu cần thực thụ của người Tây Nguyên phải do chính bàn tay người dân bản địa làm ra, với công thức được họ nắm giữ từ lâu đời. Việc tìm lá, rễ cây đặc biệt khó nên rượu cần làm ra không nhiều, chỉ đủ phục vụ hội hè, đình đám ở buôn làng. Nhiều sản phẩm rượu cần Tây Nguyên hiện nay được bày bán ở ngoài thị trường nhưng rất khó chứng minh được chất lượng sản phẩm và hương vị như rượu chính thống của người đồng bào làm ra. 

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Giữ vẻ đẹp cho "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Hồ Tà Đùng, ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong được ví như là “Vịnh Hạ Long” trên Tây Nguyên. Để giữ vẻ đẹp, phát huy tiềm năng du lịch cho khu vực này, tỉnh Đắk Nông yêu cầu chính quyền địa phương giữ nguyên hiện trạng, đồng thời xúc tiến việc lập quy hoạch chung khu vực hồ Tà Đùng với diện tích khoảng 23.500ha.

Nông dân Tây Nguyên khóc ròng vì 1kg dưa không đổi được bó rau

THANH TUẤN |

Gia Lai – Nhiều ngày qua, các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc bị ùn ứ hàng hóa nên nông sản của người dân vùng Tây Nguyên khó tiêu thụ, đặc biệt là hàng nghìn ha dưa hấu đang vào vụ mùa thu hoạch. Nông dân khóc ròng trên ruộng vì hiện giá 1kg dưa còn chưa… mua đủ bó rau.

Thổi giá đất ở "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên, nhưng chỉ "giao dịch ảo"

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Giá đất xung quanh hồ Tà Đùng - khu vực được ví là "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên - được người dân hô bán với giá trị hàng chục tỉ đồng/lô. Tuy nhiên, đối chiếu với tình hình mua bán, sang nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương thì không có giao dịch nào như vậy.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quân đội

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Giữ vẻ đẹp cho "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Hồ Tà Đùng, ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong được ví như là “Vịnh Hạ Long” trên Tây Nguyên. Để giữ vẻ đẹp, phát huy tiềm năng du lịch cho khu vực này, tỉnh Đắk Nông yêu cầu chính quyền địa phương giữ nguyên hiện trạng, đồng thời xúc tiến việc lập quy hoạch chung khu vực hồ Tà Đùng với diện tích khoảng 23.500ha.

Nông dân Tây Nguyên khóc ròng vì 1kg dưa không đổi được bó rau

THANH TUẤN |

Gia Lai – Nhiều ngày qua, các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc bị ùn ứ hàng hóa nên nông sản của người dân vùng Tây Nguyên khó tiêu thụ, đặc biệt là hàng nghìn ha dưa hấu đang vào vụ mùa thu hoạch. Nông dân khóc ròng trên ruộng vì hiện giá 1kg dưa còn chưa… mua đủ bó rau.

Thổi giá đất ở "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên, nhưng chỉ "giao dịch ảo"

Bảo Lâm |

Đắk Nông - Giá đất xung quanh hồ Tà Đùng - khu vực được ví là "Vịnh Hạ Long" trên Tây Nguyên - được người dân hô bán với giá trị hàng chục tỉ đồng/lô. Tuy nhiên, đối chiếu với tình hình mua bán, sang nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương thì không có giao dịch nào như vậy.