Nông dân Tây Nguyên khóc ròng vì 1kg dưa không đổi được bó rau

THANH TUẤN |

Gia Lai – Nhiều ngày qua, các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc bị ùn ứ hàng hóa nên nông sản của người dân vùng Tây Nguyên khó tiêu thụ, đặc biệt là hàng nghìn ha dưa hấu đang vào vụ mùa thu hoạch. Nông dân khóc ròng trên ruộng vì hiện giá 1kg dưa còn chưa… mua đủ bó rau.

Khóc trên ruộng dưa

Tại làng Cà Lá, xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, vợ chồng anh Lê Văn Huy (45 tuổi) và chị Văn Thị Toán (39 tuổi, quê xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) ngồi buồn lo bên vườn dưa hấu.

Vợ chồng anh Huy “dãi dầu mưa nắng” bên chòi canh dưa hơn 100 ngày qua nhưng đổi lại dưa mất mùa, rớt giá. Ảnh T.T
Vợ chồng anh Huy “dãi dầu mưa nắng” bên chòi canh dưa hơn 100 ngày qua nhưng đổi lại dưa mất mùa, rớt giá. Ảnh T.T

Vào đầu tháng 9.2021, gia đình chị Toán vay hơn 200 triệu đồng, khăn gói lên xã Ia Mơ tìm thuê 2,5ha đất trồng dưa. “Với mỗi ha dưa hấu, gia đình đầu tư tiền hơn 160 triệu đồng, năm nay do mưa nắng thất thường, dưa mất mùa, sản lượng bị hao hụt còn 30-40 tấn/ha. Nếu bán ra thì gia đình thu về từ 70 triệu - 100 triệu đồng/ha khiến nông dân trồng dưa gánh chịu thua lỗ”, chị Toán nói.

Cứ đến cuối tháng 12, thương lái lại rộn ràng đi thu mua dưa hấu, xe công nông, xe tải vào tận ruộng dưa chở hàng. Nhưng năm nay thương lái thưa dần, thỉnh thoảng mới có vài ba thương lái xuất hiện “đàm phán” giá dưa với nông dân.

Hiện các cửa khẩu kết nối giao thương với Trung Quốc bị ách tắc, ùn ứ do công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19 nên việc lưu thông hàng nông sản tiêu thụ gặp khó khăn. Hàng nghìn container xếp hàng dài trước cửa khẩu chờ đến lượt thông quan. Do vậy, thương lái chỉ thu mua với giá từ 2.200-2.500 đồng/kg dưa, trong khi năm ngoái giá dưa từ 7.500 đồng – 9.000 đồng/kg.

Ruộng dưa hấu vào kỳ thu hoạch. Ảnh T.T
Ruộng dưa hấu vào kỳ thu hoạch. Ảnh T.T

Mất mùa dưa, sổ đỏ nằm ngân hàng

Bên ruộng dưa hấu đã chín rộ, ông Nguyễn Văn Thải (52 tuổi, quê huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) lo lắng, nếu không chịu bán giá rẻ mạt thì dưa thối trên ruộng, mất cả chì lẫn chài. Mùa dưa này, hai vợ chồng ông cắm sổ đỏ vào ngân hàng để vay hơn 250 triệu đồng, lên Gia Lai thuê đất trồng dưa, dựng chòi bạt giữa cánh đồng để tá túc qua ngày.

“Giá phân bón tăng cao gấp đôi, tiền điện, nước cũng tăng, người nông dân trồng dưa lấy công làm lãi. Nhưng với vụ mùa này thì còn thâm hụt, lo không đủ trả nợ ngân hàng để chuộc lại sổ đỏ”, ông Thải buồn bã nói. Thời điểm cuối năm, Gia Lai không còn mưa, nhưng thời tiết thay đổi, chiều đến là mưa trái mùa nên ruộng dưa dễ bị úng nước, bị nứt hư hỏng, thương lái mua với giá thấp bèo. Với tình cảnh thị trường đầu ra như hiện tại thì chính các thương lái mua hàng cũng lo bán ra không được giá và chịu lỗ như người trồng dưa.

Một lán trại của người nông dân trồng dưa quê ở Bình Định. Ảnh T.T
Một lán trại của người nông dân trồng dưa quê ở Bình Định. Ảnh T.T

Được biết, Gia Lai là một trong những tỉnh có vùng trồng dưa lớn nhất ở Tây Nguyên với hàng nghìn ha, riêng 2 huyện Krông Pa và Ia Pa đã có hơn 1.000ha dưa hấu. 3 tháng cuối năm, đã thành phong trào từ nhiều năm nay, người nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi lại tìm lên các huyện như Chư Prông, Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa…để thuê đất trồng dưa hấu với hy vọng có cái Tết ấm no, đủ đầy. Nhưng với giá dưa như năm nay thì nguy cơ nợ nần, thua lỗ và trả lãi ngân hàng đã hiện hữu trước mắt.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Ùn tắc ở cửa khẩu: Nhiều xe nông sản lại quay đầu về nội địa chờ giải cứu

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Trước nguy cơ phải đổ bỏ nông sản, nhiều chủ hàng đã quyết định cho tài xế "quay đầu" đưa hàng về TP.Lạng Sơn,  Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng... bán với giá rẻ. Với hơn 6.200 xe nông sản đang bị tắc tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc (tính đến 21.12), theo ước tính của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thiệt hại cho các doanh nghiệp, chủ hàng có thể lên tới 3.000 - 4.000 tỉ đồng.

Hàng nghìn xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu: Bộ Công Thương chính thức lên tiếng

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về tình hình ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công Thương cho biết, đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị tháo gỡ.

Mở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để mua nông sản và trao đổi nhu yếu phẩm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Từ đề xuất của Sở Ngoại vụ, tỉnh Quảng Trị đồng ý mở 2 điểm thu mua nông sản, trao đổi nhu yếu phẩm thiết yếu ở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Ùn tắc ở cửa khẩu: Nhiều xe nông sản lại quay đầu về nội địa chờ giải cứu

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Trước nguy cơ phải đổ bỏ nông sản, nhiều chủ hàng đã quyết định cho tài xế "quay đầu" đưa hàng về TP.Lạng Sơn,  Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng... bán với giá rẻ. Với hơn 6.200 xe nông sản đang bị tắc tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc (tính đến 21.12), theo ước tính của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thiệt hại cho các doanh nghiệp, chủ hàng có thể lên tới 3.000 - 4.000 tỉ đồng.

Hàng nghìn xe nông sản ùn ứ ở cửa khẩu: Bộ Công Thương chính thức lên tiếng

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về tình hình ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bộ Công Thương cho biết, đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị tháo gỡ.

Mở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để mua nông sản và trao đổi nhu yếu phẩm

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Từ đề xuất của Sở Ngoại vụ, tỉnh Quảng Trị đồng ý mở 2 điểm thu mua nông sản, trao đổi nhu yếu phẩm thiết yếu ở cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.